Thời tiết nắng nóng, bệnh tay chân miệng lây lan với tốc độ 'chóng mặt

Thứ năm, 09/07/2020 15:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ đầu tháng 6 tới nay, nhiều trường hợp trẻ nhỏ ở Hà Nội xuất hiện dấu hiệu của tay chân miệng cấp độ 2 phải nhập viện điều trị, một số nơi đã ghi nhận các 'ổ dịch' nguy hiểm tại các trường mầm non và khu chung cư.

Bệnh tay chân miệng vào đang vào mùa. Ảnh minh họa.

Bệnh tay chân miệng vào đang vào mùa. Ảnh minh họa.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, hiện nay, thành phố đã ghi nhận 201 trường hợp mắc tay chân miệng.

Số ca mắc giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng bệnh nhân bắt đầu gia tăng nhanh trong hai tuần gần đây. Hiện đã ghi nhận các ổ dịch tại các trường mầm non và tại các khu chung cư.

Sở Y tế Hà Nội nhận định, nguy cơ bùng phát dịch trên địa bàn thành phố là hiện hữu nếu không có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể với ngành y tế để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. 

Ghi nhận tại Bệnh viện E, trong ba tuần trở lại đây tiếp nhận mỗi ngày 10-15 trường hợp tới khám tay chân miệng.

Chỉ tính từ đầu tháng 6 tới nay, khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp đã tiếp nhận và điều trị cho trên 50 trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

Theo các chuyên gia, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.

Khác với bệnh sởi, trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch đối với tay chân miệng do cơ thể có thể mắc nhiều loại virus khác nhau qua mỗi năm. Hiện nay, tay chân miệng chưa có vaccine và thuốc đặc trị.

Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

Tùy vào mức độ cũng như thể trạng của mỗi bé, bệnh có thể gây ra các biến chứng khác nhau. Điển hình như biến chứng về thần kinh, tổn thương ở thân não dẫn đến liệt, bại não, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ, do đó cần theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp.

Với trẻ có bị bệnh độ 1 (tổn thương da, niêm mạc và/ hoặc loét miệng) có thể điều trị tại nhà và tái khám 1 - 2 ngày trong 10 ngày đầu của bệnh.

Việc theo dõi lúc này vô cùng cần thiết, cha mẹ cần đưa bé tái khám ngay khi có biểu hiện: sốt cao trên 39 độ C; thở nhanh, khó thở; giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều; co giật, hôn mê...

Theo các chuyên gia, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có sốt hoặc phát ban để các bác sĩ đánh giá toàn diện và quyết định trẻ đang ở mức độ nào.

Bên cạnh đó, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sát khuẩn. Sau khi về nhà, người lớn nên rửa tay, thay đồ rồi mới tiếp xúc và tiến hành chăm sóc trẻ.

Ngoài ra, về vấn đề dinh dưỡng, các bác sĩ cũng lưu ý tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên trẻ thường có dấu hiệu biếng ăn, đặc biệt là các trường hợp bị loét miệng. Bởi vậy, phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, có thể thay thế bằng sữa, cháo khi trẻ khó ăn.

Đặc biệt, cha mẹ nên bổ sung các chất nhằm tăng đề kháng như nước hoa quả, sữa chua,... Cha mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn như hàng ngày, thậm chí ăn nhiều hơn do lúc này, trẻ cần nhiều năng lượng hơn để hồi phục nhanh chóng.

Minh Châu

Tin khác

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe