Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngân hàng tập trung vào “sân sau” là rất rủi ro

Thứ tư, 08/02/2023 14:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh rằng ngân hàng tập trung vào “sân sau” là rất rủi ro.

Ngày 8/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Tại Hội nghị, các doanh nghiệp bất động sản đã chia sẻ những khó khăn và đưa ra nhiều kiến nghị. Các ngân hàng cũng đưa ra nhiều vướng mắc để hai bên thấu hiểu nhiều hơn.

Phát biểu tổng kết Hội nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh câu chuyện “sân sau” của ngân hàng. Đồng thời, Thống đốc cũng đưa ra 5 kiến nghị gửi tới các doanh nghiệp bất động sản.

Hội nghị nhận được sự quan tâm từ Chính phủ và người dân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản nhận được sự quan tâm sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 1 tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị cho hoạt động này.

thong doc nguyen thi hong ngan hang tap trung vao san sau la rat rui ro hinh 1

Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản nhận được sự quan tâm từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và người dân. Ảnh: NHNN

Mục tiêu hội nghị ngày hôm nay là đánh giá tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất  động sản, đánh giá khó khăn vướng mắc đối với tín dụng bất động sản và đề xuất giải pháp tháo gỡ.

Sau khi lắng nghe chia sẻ của các doanh nghiệp, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã tổng kết 5 khó khăn liên quan đến tín dụng và 17 kiến nghị mà doanh nghiệp bất động sản gửi đến Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại.

Những khó khăn về tín dụng bao gồm: Mục đích vay vốn, nêu hệ số rủi ro cao hơn; Room tín dụng, quy định tỷ lệ cho vay/giá trị tài sản đảm bảo; Vướng mắc quy định pháp lý liên quan bất  động sản và vấn đề lãi suất;...

Những kiến nghị mà doanh nghiệp đưa ra tập trung nhiều vào vấn đề giãn nợ, giảm lãi vay, xử lý khó khăn về trái phiếu, vốn cho nhà ở xã hội,…

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, những kiến nghị trên đã phản ánh khá đầy đủ dưới góc độ người cho vay và người đi vay.

Mong muốn doanh nghiệp thấu hiểu ngân hàng

Tuy nhiên, Thống đốc mong muốn các doanh nghiệp chia sẻ với ngành ngân hàng. Theo Thống đốc, ngành ngân hàng không chỉ xử lý tín dụng mà còn đồng phải cân đối nhiều mục tiêu mà cũng vì mục tiêu chung của nền kinh tế chứ không phải vì mục tiêu của ngành ngân hàng.

“Có ý kiến nêu rằng ngân hàng điều chỉnh chưa kịp thời. Nhưng ngân hàng không chỉ có tín dụng mà còn nhiều mục tiêu khác như an toàn, tránh đổ vỡ hệ thống. Ngân hàng phải chú trọng vào các mục tiêu phải trọng tâm trọng điểm”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

“Doanh nghiệp bất  động sản cần thấu hiểu hơn, có góc nhìn công bằng với ngành ngân hàng. Lãnh đạo ngân hàng vừa nhận xét đôi khi khách hàng khi gửi lại muốn lãi suất cao, khi vay lại muốn lãi suất thấp”, Thống đốc cho biết thêm.

Đồng thời, Thống đốc cho biết thêm, tín dụng bất động sản năm 2022 là 21,2%. 3 năm qua, tín dụng vào bất động sản đều tăng, không giảm. Đây là cố gắng lớn của ngành ngân hàng vì hệ thông ngân hàng còn cung ứng vốn các lĩnh vực khác, thậm chí có lĩnh vực ưu tiên.

“Các ngân hàng mong muốn doanh nghiệp bất động sản thấu hiểu”, Thống đốc tâm tình.

Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Nếu lạm phát tăng cao, theo chỉ đạo ưu tiên của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều chỉnh phù hợp. Bản thân Ngân hàng Nhà nước không có room cho bất động sản mà chỉ định hướng tín dụng lành mạnh, an toàn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng “gửi gắm” thông tin về rủi ro. Theo đó, việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát rủi ro đối với bất động sản hay chứng khoán không phải là tín dụng thuần tuý mà nó còn liên quan đến thanh khoản.

Việc kiểm soát rủi ro ở đây có nghĩa là kiểm soát rủi ro kỳ hạn. Ngân hàng phải cân đối không thể dung vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Vì vậy, có dự án tốt nhưng vẫn không được cấp vốn.

“Cần phải phân biệt rủi ro là như thế. Mong các doanh nghiệp hiểu tại sao ngân hàng phải kiểm soát rủi ro, là vì rủi ro chênh lệch kỳ hạn”, Thống đốc nhấn mạnh.

Ngoài ra, Thống đốc khẳng định Ngân hàng Nhà nước chưa có bất kỳ văn bản nào yêu cầu thắt chặt tín dụng bất động sản. Việc này tuỳ thuộc vào các ngân hàng thương mại.

Năm 2023 tháo gỡ khó khăn cho bất động sản

Về định hướng năm 2023, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, gần đây nhất là Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thị trường xăng dầu.

Đối với các tổ chức tín dụng, để góp phần phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, an toàn, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng nỗ lực tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để có dư địa cho vay, giúp các doanh nghiệp trả nợ; Tập trung tín dụng vào các dự án có tính pháp lý, có khả năng khả thi, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo khả năng trả nợ, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân,…

Thống đốc chỉ đạo các ngân hàng ngồi lại với doanh nghiệp để tìm hiểu những khó khăn cụ thể, động kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, đẩy mạnh cho vay người mua nhà, thu nợ người bán nhà, tăng cường kiểm tra việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp, tập đoàn, dự án sân sau.

thong doc nguyen thi hong ngan hang tap trung vao san sau la rat rui ro hinh 2

Thống đốc chỉ đạo tăng cường kiểm tra việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp, tập đoàn, dự án sân sau. Ảnh: Hoàng Tú

“Sân sau” là vấn đề Thống đốc nhấn mạnh. Thống đốc cho biết nếu tín dụng tập trung vào các doanh là sân sau với mức độ tập trung lớn sẽ rất rủi ro. Các ngân hàng cần phải quan tâm lưu ý việc này.

Về cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các ngân hàng thương mại có giải pháp tín dụng phù hợp, kịp thời báo cáo Thống đốc về những khó khăn, vướng mắc; báo cáo các Bộ, ngành địa phương hỗ trợ,…

5 đề nghị gửi tới doanh nghiệp bất động sản

Đồng thời, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng có 5 vấn đề gửi tới các doanh nghiệp bất động sản.

Thứ nhất, các doanh nghiệp hoạt động dưới vĩ mô chung. Khi vĩ mô có rủi ro, mất ổn định, chắc chắn các cơ quan quản lý sẽ điều chỉnh để ổn định vĩ mô. Đôi khi chính sách sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Ở một số nước, đặc biệt doanh nghiệp quy mô lớn thường có bộ phận theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô đánh giá trước xu hướng thế giới, trong nước để từ đó chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Nếu làm như nước ngoài thì doanh nghiệp không bị động. Rất mong bản thân các doanh nghiệp cần chủ động trong việc này vì là có lãnh đạo Bộ Xây dựng nói rằng có doanh nghiệp ngồi đây triển khai cùng một lúc trên 50 dự án”, Thống đốc chia sẻ.

Thứ hai là cần quản trị dòng tiền. Thống đốc mong muốn doanh nghiệp trong mảng kinh doanh của mình dù lớn hay nhỏ, nhất là những doanh nghiệp phải vay nhiều, cần hết sức chú trọng việc quản trị dòng tiền.

Có thể doanh nghiệp có nhiều dự án giá trị lớn, nhưng khi cần tiền thì bán một dự án đâu có dễ. Không thể có ngay được thanh khoản của dự án, nên doanh nghiệp cần xác định quản trị dòng tiền bài bản, phải có tính dự báo, nhìn xa, chủ động.

Thứ ba, bản thân các doanh nghiệp cần có các giải pháp đẩy mạnh kế hoạch, quản trị lại doanh nghiệp để có năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng.

Thứ tư, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hoá nguồn huy động vốn, giảm phụ thuộc tín dụng ngân hàng.

Thứ năm, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến nhà ở cho công nhân, nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội. Thống đốc mong rằng bản thân các doanh nghiệp tích cực tham gia phân khúc này. Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ ưu tiên tín dụng cho phân khúc này.

Hoàng Tú

Bình Luận

Tin khác

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm