Thượng tá Nguyễn Hồng Hải - Trưởng phòng biên tập QĐND Cuối tuần, Báo Quân đội Nhân dân:

"Thông tin từ báo chí chính thống vẫn là chỗ dựa của bạn đọc, của nhân dân"

Thứ bảy, 18/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sự nguy hiểm của thông tin xấu độc là nó lợi dụng được “khoảng trống thông tin” mà các cơ quan báo chí chính thống thường cần thời gian để thẩm định mới đăng, từ đó thực hiện “nói dối vụ lớn”, tức là bịa đặt trắng trợn, rồi tạo ra diễn đàn, nói đi, nói lại trong thời gian rất dài...

“Sự nguy hiểm của thông tin xấu độc là nó lợi dụng được “khoảng trống thông tin” mà các cơ quan báo chí chính thống thường cần thời gian để thẩm định mới đăng, từ đó thực hiện “nói dối vụ lớn”, tức là bịa đặt trắng trợn, rồi tạo ra diễn đàn, nói đi, nói lại trong thời gian rất dài, khiến người đọc bị thẩm thấu, từ chỗ nghi ngờ bước đầu dần dần tin theo” - Thượng tá Nguyễn Hồng Hải - Trưởng Phòng biên tập QĐND Cuối tuần, Báo Quân đội Nhân dân nhấn mạnh.

+ Tin giả không chỉ là những status bịa đặt, những hình ảnh được lắp ghép và dàn dựng theo ý đồ riêng nhằm trục lợi hay phá hoại; mà đôi khi còn là sự giả mạo một tờ báo danh tiếng nào đó, là các thông tin lan truyền dưới dạng tin tức báo chí nhưng hoàn toàn bịa đặt mang ý đồ xấu. Theo nhiều thống kê, chủ đề có nhiều tin giả nhất thường liên quan đến chính trị. Ông nhìn nhận, đánh giá như thế nào về thực trạng này?

- Theo tôi, thông tin xấu độc trong lĩnh vực chính trị có rất nhiều, đến từ hai nguồn chủ yếu. Một là thông tin do các thế lực thù địch với Việt Nam tung ra nhằm thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Thứ hai là những thông tin sai trái, xấu độc do một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng đã rơi vào tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tung ra nhằm thể hiện thái độ bất mãn, gây rối loạn nhân tâm, qua đó tiếp tay cho các thế lực thù địch thúc đẩy “cách mạng sắc màu” ở Việt Nam.

Thượng tá Nguyễn Hồng Hải - Trưởng Phòng biên tập QĐND Cuối tuần, Báo Quân đội Nhân dân.

Thượng tá Nguyễn Hồng Hải - Trưởng Phòng biên tập QĐND Cuối tuần, Báo Quân đội Nhân dân.

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, “trình độ” tung tin bịa đặt, tung tin xấu độc của những đối tượng nói trên ngày càng cao. Ví dụ, các đối tượng xấu đã lập và sử dụng hàng nghìn website, blog, tài khoản mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến giả danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước (với tên miền như *.com, *.org, *.net – đây là tên miền quốc tế, không đăng ký ở Việt Nam) để tăng độ tin cậy, các trang này thường sử dụng một số tin tức chính thống từ báo chí trong nước sau đó lắp ghép, thêm thắt, bịa đặt nhằm xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; hạ thấp uy tín của các nhà lãnh đạo; dựa vào nền tảng machine learning – mã nguồn mở của google để tạo ra các video cắt ghép hình ảnh động với độ chân thực rất cao; hoặc dựa vào AI để biết đâu là xu hướng của người dùng và gợi ý họ sử dụng những luồng thông tin xấu độc...

Rất nhiều cuộc “cách mạng sắc màu” đã xảy ra trên thế giới nhằm lật đổ chế độ, chính phủ hợp pháp của các quốc gia đều theo kịch bản sử dụng thông tin xấu độc trên internet, nhất là mạng xã hội để kích động dư luận, và các chính phủ rất khó điều tra, phát hiện kẻ tung tin trên mạng xã hội. Sự nguy hại của thông tin xấu độc đến an ninh quốc gia, đến cuộc sống yên bình của người dân là không cần phải bàn cãi. Vì vậy, giải pháp hàng đầu, theo tôi là phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục để mọi công dân nắm được tính chất, đặc điểm, sự nguy hại của thông tin xấu độc trên internet.

+ Và ở góc độ tuyên truyền như ông vừa nhấn mạnh, người làm báo đóng vai trò rất quan trọng. Báo Quân đội Nhân dân đã tăng cường và triển khai vấn đề này như thế nào thời gian qua, thưa ông?

- Những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên thực tế đang là những tin giả rất nguy hại. Người làm báo không chỉ phải đưa tin đúng mà cần có nghĩa vụ vạch trần, phản bác và dập tắt tin giả. Từ nhiều năm nay, Báo QĐND đã mở các chuyên trang, chuyên mục như: “Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “Diễn đàn văn hóa - nghệ thuật” để thường xuyên và kịp thời phản bác các thông tin sai trái, thù địch. Các chuyên mục trên đã được các nhà khoa học, các cây bút có uy tín và đông đảo bạn đọc quan tâm, góp ý nên tính chiến đấu, tính giáo dục và hiệu quả ngày càng cao. Các chuyên mục đã góp phần dập tắt các thông tin giả mạo, là địa chỉ mà bạn đọc tin cậy, đánh giá cao.

+ Đúng là báo chí có vai trò lớn, nếu không nói là quyết định, trong việc dập tắt tin giả. Nhưng ngược lại, nếu không làm tốt, ông có nghĩ, vô tình báo chí lại là nơi phát tán tin giả nhanh và rộng nhất không thưa ông?

- Đúng vậy, dù mạng xã hội có phát triển đến đâu thì thông tin từ báo chí chính thống vẫn là chỗ dựa của bạn đọc, của nhân dân. Xu hướng chung của người dùng mạng xã hội là khi có tin “nóng”, họ sẽ đi tìm đọc các báo chính thống để xác định độ chân thật của thông tin. Vừa rồi tôi đi công tác ở Phú Thọ, thấy người dân xôn xao về thông tin một em nam sinh làm bốn nữ sinh có thai. Tin này là bịa đặt nhưng vẫn có báo điện tử chính thống đưa, rồi loang ra rất nhanh trên nhiều báo điện tử, trang tin tổng hợp, khiến cho dư luận ở Phú Thọ mất niềm tin vào báo chí. Đây là bài học đắt giá mà các cơ quan báo chí cần xem xét lại cung cách làm tin của mình.

+ Nhưng quả thực đây là bài toán khó, nhiều chuyên gia cho rằng, chống lại tin giả phải là “một cuộc chiến tổng lực, không biên giới”. Ông thì nghĩ sao về điều này?

- Chống tin giả là cuộc chiến toàn cầu, nhưng trước hết mỗi quốc gia phải có chính sách, luật pháp để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Ở Việt Nam, tôi nhận thấy Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách, luật pháp phù hợp với tình hình. Ví dụ, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết 28 về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; Luật An ninh mạng, Hội Nhà báo Việt Nam có quy chế về ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội... Tất nhiên, điều cần làm là phải đưa các chủ trương, chính sách, luật pháp, quy chế nói trên vào cuộc sống, xây dựng ý thức công dân khi sử dụng internet và mạng xã hội, thì mới đủ sức phòng, chống tác hại của thông tin xấu độc.

+ Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông!

An An (Thực hiện)

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo