Thủ đô Hà Nội thực sự phát triển toàn diện sau 10 năm mở rộng địa giới

Thứ bảy, 28/07/2018 15:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay, tại Lễ kỷ niệm 10 mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã vui mừng thông báo những thành tích, kết quả đáng biểu dương, khích lệ mà cán bộ và nhân dân Thủ đô đã đạt được.

Trong 10 năm qua, Thủ đô Hà Nội đã đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt trung bình 7,41%/năm, là một trong 2 đầu tầu kinh tế của cả nước. Quy mô GRDP năm 2017 gấp 1,9 lần so với năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, năm 2017 đạt 3.910 USD/người, gấp 2,3 lần so với năm 2008. 

Báo Công luận
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Lễ kỷ niệm 10 năm Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính. Ảnh: Như Ý- TPO
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Lượng khách du lịch tăng trưởng 12%/năm. Khách quốc tế từ 1,3 triệu lượt năm 2008 tăng lên 4,95 triệu lượt năm 2017 (tăng gần 4 lần).

Báo Công luận
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến dự lễ kỷ niệm Ảnh: Như Ý- TPO
Báo Công luận
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khi đến dự Lễ Kỷ niệm. Ảnh: Như Ý- TPO 
Đến nay, Hà Nội có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động ổn định với 629 dự án đầu tư, doanh thu năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD (tăng 2,5 lần so năm 2008), nộp ngân sách tăng 3,3 lần so với năm 2008. Có 43 cụm công nghiệp đã được đầu tư, lấp đầy và hoạt động ổn định. 

Báo Công luận
Đồng chí Nguyễn Đức Chung vui mừng thông báo những kết quả đáng khích lệ mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đạt được. Ảnh: T.L 

Môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng liên tục 6 năm liền kể từ năm 2012; năm 2017 xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố - cao nhất từ trước tới nay. Tổng đầu tư xã hội giai đoạn 2008 - 2017 đạt 2,03 triệu tỷ đồng. Năm 2017, tổng vốn đầu tư xã hội gấp 2,85 lần so với năm 2008, tăng trung bình hàng năm 15,2%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được 3.237 dự án, vốn đăng ký đạt 19,1 tỷ USD; riêng hai năm 2016, 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 thu hút được 12 tỷ 460 triệu USD, bằng 59% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút từ 1986 - 2015.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm, con người được phát triển toàn diện. Bản sắc văn hoá truyền thống của mảnh đất Thăng Long, văn hoá xứ Đoài và các vùng văn hóa khác ngày càng được duy trì, phát huy và lan tỏa. Nhiều giá trị văn hoá đã được phục dựng, tôn tạo và đưa vào khai thác, nhiều di sản văn hoá đã được UNESCO vinh danh.

Thành phố cũng ưu tiên nguồn lực, tập trung xây dựng nông thôn mới, đạt kết quả nổi bật, dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến hết năm 2017, đã có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 294/386 xã (đạt 76,2%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt; đời sống nông dân được cải thiện, thu nhập bình quân tính đến 30/6/2018 đạt 43,1 triệu đồng/người, gấp 4,5 lần so với 2008.

Chính sách an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm. Thành phố đã rà soát, ban hành nhiều văn bản, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội đã giảm từ 8,43% năm 2008 đến nay còn 1,69%.

Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị được tập trung đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô được giữ vững. Quan hệ đối ngoại của Thủ đô được mở rộng và tăng cường, đi vào thực chất, vị thế của Thủ đô không ngừng được nâng cao.

Dù vậy, TP. Hà Nội cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt còn tồn tại, cần nhanh chóng có giải pháp khắc phục, đó là Kinh tế Thủ đô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhất là phát triển kinh tế tri thức và ứng dụng công nghệ ca. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn định, bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội ngành còn chậm so với yêu cầu. Chất lượng tăng trưởng, chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số quản trị hành chính công cấp tỉnh còn thấp.

Quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, quản lý đất đai, trật tự an toàn giao thông, còn một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất công, công tác lập quy hoạch còn chậm, nhiều bất cập. Công tác cải tạo các khu chung cư cũ còn chậm. Hạ tầng đô thị, khắc phục úng ngập, ùn tắc giao thông, kiểm soát và xử lý nước thải, rác thải, ô nhiễm môi trường chưa tốt. 

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ chính trị và chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của bộ máy hành chính có nơi, có lĩnh vực chưa thực sự quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Cải cách hành chính ở một số đơn vị chuyển biến chậm.

Phát huy những thành tựu đạt được, nhanh chóng khắc phục những hạn chế; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô quyết tâm hoàn thành những mục tiêu mà nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra. Góp phần xây dựng và phát triển Hà Nội xứng đáng là trái tim, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.

P.V

Tin khác

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay dài ngày, đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ diễn ra chuỗi các sự kiện hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên lượng người và phương tiện tăng đột biến.

Tin tức
Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức