Thủ tướng: ‘Bạc Liêu cần có khát vọng vươn lên mạnh mẽ hơn’

Thứ ba, 30/01/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tối 29/1, trong chuyến công tác tại Bạc Liêu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh về tình hình kinh tế- xã hội địa phương.

Là tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu có cơ cấu kinh tế với nông nghiệp chiếm tỷ cao nhất (hơn 43% GRDP). Trong đó, quan trọng nhất là nuôi trồng thủy sản, đạt sản lượng hàng năm khoảng 210 ngàn tấn, riêng tôm nuôi đạt khoảng 115 ngàn tấn, đứng thứ 2 cả nước, tạo ra giá trị hơn 18 ngàn tỷ đồng và có kim ngạch xuất khẩu hơn 527 triệu USD. Bên cạnh thủy sản, trồng trọt cũng có vị trí rất quan trọng, với sản lượng lúa hàng năm trên 1 triệu tấn. 

Báo Công luận
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đối khí hậu, nước biển dâng đã gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, thậm chí trực tiếp uy hiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Theo lãnh đạo tỉnh, nếu không kịp thời có những giải pháp ứng phó phù họp thì “trụ đỡ” nông nghiệp sẽ ngày càng suy yếu và tỉnh Bạc Liêu sẽ ngày càng khó khăn.

Bạc Liêu có đất đai bằng phẳng; bờ biển dài, vùng ven biển có lượng gió mạnh và khá ổn định, bình quần gần 7m/s. Trên địa bàn tỉnh có nắng và gió hầu như quanh năm với số giờ nắng đạt trên 2.900 giờ/năm, cường độ bức xạ mặt trời bình quân hơn 5,0 kWh/m2/ngày. Với quỹ đất sẵn có ở khu vực ven biển, Bạc Liêu có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo. 

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho rút Nhà máy nhiệt điện Cái Cùng ra khỏi Quy hoạch Tổng sơ đồ điện VII, đồng thời giao Bộ Công Thương chủ trì đề xuất phương án thay thế bảo đảm cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia. 

Nhờ các yếu tố trên, cộng với các chính sách ngày càng cởi mở, ưu đãi của Chính phủ trong lĩnh vực này và với sự quyết tâm, cầu thị trong mời gọi đầu tư của tỉnh nên gần đây đã có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn quan tâm, tiếp cận nghiên cứu và đã ký đầu tư nhiều dự án điện gió, điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng nêu ra những mặt được và tồn tại, bất cập của Bạc Liêu như kết quả phát triển kinh tế- xã hội tương đối khá, tăng dần từng năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; đã có chương trình tái cơ cấu nông nghiệp quyết liệt theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng biến đổi khí hậu, dựa vào lợi thế so sánh của địa phương và ứng dụng công nghệ cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. 

Tuy nhiên, tỉnh chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Kết cấu hạ tầng thiếu và yếu; quy mô kinh tế còn nhỏ. Số doanh  nghiệp ít, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, siêu nhỏ; năng lực cạnh tranh hạn chế; số lao động trong nông nghiệp còn khá lớn. 

Nhắc lại thành tích lịch sử của đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch U23 châu Á, Thủ tướng cho rằng: Nếu chúng ta có một ý chí, tự tin, quyết tâm thì chúng ta có thể vươn lên, biến vùng trũng thành vùng cao, tốp đầu của ĐBSCL. Bạc Liêu không chấp nhận là vũng trũng của nghèo khó, vùng trũng của ĐBSCL.


Vì vậy, tỉnh cần có khát vọng vươn lên mạnh mẽ hơn, cần tổ chức thực hiện quyết liệt hơn, cụ thể hơn. Thủ tướng đặt câu hỏi: Với tiềm năng lợi thế như nuôi tôm nước lợ thâm canh năng suất cao, du lịch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, lúa chất lượng cao thì bao giờ Bạc Liêu có thể tự cân đối được ngân sách, chứ không chỉ ngân sách Trung ương hỗ trợ 48%? Thủ tướng cho rằng, lãnh đạo tỉnh cần day dứt với câu hỏi này để có quyết tâm cao hơn.

Theo Thủ tướng, Bạc Liêu cần phát triển theo hướng xanh với 4 trụ cột: đánh bắt nuôi trồng, chế biến thủy sản với trọng tâm là nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh; chế biến thủy sản với trọng tâm là chế biến tôm chất lượng cao; phát triển du lịch, dịch vụ, quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo.

Định hướng phát triển của Bạc Liêu cần kết nối chặt chẽ với ĐBSCL và TP.HCM, cả về quy hoạch, thị trường và các yếu tố trong quá trình sản xuất của địa phương. Phấn đấu trở thành một trung tâm công nghiệp tôm của cả nước, cả về giống, chế phẩm, cả chế biến, thức ăn với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao, có bước đi chặt chẽ, nâng cao sản lượng tôm và bảo vệ môi trường. Vì vậy, quy hoạch bài bản, hệ thống, có tính lan tỏa, bền vững, gắn với chế biến là yêu cầu đặt ra với ngành tôm ở Bạc Liêu. 

Nhấn mạnh việc phát triển bền vững, Thủ tướng cho rằng, có vùng nuôi tôm cực lớn gắn với công nghệ chế biến lớn để có sản phẩm chất lượng cao thì dễ gây ô nhiễm, tác động ngay đến sản xuất tôm, nguồn nước sinh hoạt. Đó là bài toán mâu thuẫn mà chúng ta cần giải quyết tốt vấn đề quy hoạch để xử lý.

Bạc Liêu cần quan tâm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, xử lý các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ, các biểu hiện lợi ích nhóm để trục lợi. Phải triển khai thực tốt Nghị quyết 01 năm 2018 của Chính phủ. Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh cần chú ý chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách.

Thủ tướng hoan nghênh việc Bạc Liêu đề nghị rút nhà máy nhiệt điện than ra khỏi Quy hoạch Tổng sơ đồ điện VII và cho rằng, tỉnh cần phát triển năng lượng tái tạo để bù lại.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến đối với các kiến nghị của Bạc Liêu trên tinh thần tạo mọi điều kiện cho tỉnh phát triển.

PV


Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức