Thủ tướng: Các nhiệm vụ thường xuyên nặng nề hơn khi quy mô nền kinh tế lớn hơn

Thứ ba, 06/09/2022 10:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Thủ tướng, trước tình hình thế giới có nhiều biến động, Chính phủ cùng các bộ ngành, địa phương tiếp tục giải quyết đồng thời nhiều nhiệm vụ, các nhiệm vụ thường xuyên cũng nặng nề hơn khi quy mô nền kinh tế lớn hơn, yêu cầu của nhân dân ngày càng cao, cạnh tranh giữa các nền kinh tế gay gắt hơn.

Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2022. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư, cùng tham dự phiên họp.

Theo chương trình, Chính phủ tập trung thảo luận về: Tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2022, tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tình hình phân bổ, giải ngân vốn ngân sách nhà nước, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2022, tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đầu tư công năm 2023; định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; cùng một số nội dung quan trọng khác.

thu tuong cac nhiem vu thuong xuyen nang ne hon khi quy mo nen kinh te lon hon hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2022.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong tháng 8 và 8 tháng vừa qua, cả nước thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh có nhiều biến động, nhiều yếu tố bất lợi. Đáng chú ý, trước nhiều bất định, các quốc gia, khu vực kinh tế có những phản ứng chính sách chống dịch, chính sách tiền tệ… khác nhau. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc…

Trong bối cảnh đó, Chính phủ cùng các bộ ngành, địa phương tiếp tục giải quyết đồng thời nhiều nhiệm vụ: Xử lý các vấn đề tồn đọng trong nội tại nền kinh tế, các dự án thua lỗ, kéo dài quy mô lớn, các tổ chức tín dụng yếu kém, một số dự án kéo dài đội vốn, lượng vốn nằm ở đây rất lớn, nếu không xử lý thì sẽ rất lãng phí; các nhiệm vụ thường xuyên cũng nặng nề hơn khi quy mô nền kinh tế lớn hơn, yêu cầu của nhân dân ngày càng cao, cạnh tranh giữa các nền kinh tế gay gắt hơn; các vấn đề đột xuất nhiều hơn do thị trường thu hẹp, liên quan giá dầu, biến động tỉ giá, lạm phát…

thu tuong cac nhiem vu thuong xuyen nang ne hon khi quy mo nen kinh te lon hon hinh 2

Thủ tướng cho biết, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Về kết quả, Thủ tướng cho biết, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát (CPI 08 tháng tăng 2,58%); thúc đẩy tăng trưởng; bảo đảm các cân đối lớn (gồm thu-chi ngân sách (thu ngân sách 08 tháng ước đạt 85,6% dự toán, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021), xuất–nhập khẩu (xuất nhập khẩu 8 tháng đạt gần 498 tỷ USD, tăng 15,5%, xuất siêu 3,96 tỷ USD), lương thực–thực phẩm (xuất khẩu nông sản khoảng 36,3 tỷ USD), bảo đảm năng lượng, cung cầu lao động); 

Cùng với đó là giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường, cùng cố đối ngoại phù hợp tình hình; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được tăng lên (số khách du lịch nội địa 8 tháng qua bằng cả năm 2019 là trước năm dịch bệnh bùng phát).

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, giải ngân vốn đầu tư công, việc mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế chưa được cải thiện nhiều; công tác quy hoạch chưa đạt tiến độ; các vấn đề giá cả, áp lực lạm phát, thị trường thu hẹp… cần giải pháp tích cực hơn; đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn; trật tự an toàn xã hội, các vấn đề an ninh phi truyền thống còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp…

Tại phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá, chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nhận định khách quan về kết quả, nguyên nhân; phân tích kỹ lưỡng, đầy đủ, sát thực để làm rõ những khó khăn, thách thức, các bài học kinh nghiệm, rà soát, xác định các nhiệm vụ, công việc, đề án phải tập trung hoàn thành trong tháng 9 và thời gian tới.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030

(CLO) Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13-15/5/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.

Tin tức
Bộ đội Trường Sơn đã chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm

Bộ đội Trường Sơn đã chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm

(CLO) Ngày 12/5, Hội Truyền thống Trường Sơn - Ðường Hồ Chí Minh tỉnh Nam Định tổ chức kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2024).

Tin tức
Cử tri kiến nghị điều chỉnh để tính thuế thu nhập cá nhân lên mức 15 triệu đồng/tháng

Cử tri kiến nghị điều chỉnh để tính thuế thu nhập cá nhân lên mức 15 triệu đồng/tháng

(CLO) Tại buổi tiếp xúc cử tri, các công nhân, người lao động tại Trà Vinh có nhiều ý kiến, kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ và tỉnh Trà Vinh, chủ yếu tập trung vào vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, chính sách cho người có con nhỏ bị ốm đau, chất lượng bữa ăn cho công nhân…

Tin tức
Cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hệ thống thiết chế văn hóa

Cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hệ thống thiết chế văn hóa

(CLO) Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa trong thời gian tới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy cho rằng, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hệ thống thiết chế văn hóa.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chống găm hàng, đội giá và lũng đoạn thị trường vàng, bất động sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chống găm hàng, đội giá và lũng đoạn thị trường vàng, bất động sản

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, thị trường vàng…, chống sai phạm, tiêu cực, nhất là găm hàng, đội giá, lũng đoạn thị trường, buôn lậu…

Tin tức