Thủ tướng chỉ đạo giải quyết vướng mắc tại Dự án BOT Đèo Cả

Thứ năm, 27/08/2020 09:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 7051/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các vướng mắc tại Dự án BOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Trạm thu phí BOT hầm đường bộ Đèo Cả

Trạm thu phí BOT hầm đường bộ Đèo Cả

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục rà soát, cập nhật lại phương án tài chính của Dự án theo đúng các ý kiến chỉ đạo trước đó của lãnh đạo Chính phủ và kiến nghị của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,Tư pháp và Nhà đầu tư đề xuất phương án xử lý tổng thể cho Dự án, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng hợp đồng đã ký kết, đúng quy định, chặt chẽ về mặt pháp lý và hài hòa lợi ích, trách nhiệm của các bên liên quan; trong đó, xác định rõ mức vốn nhà nước tham gia đầu tư và cơ sở pháp lý áp dụng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2020.

Thủ tướng giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,Tư pháp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT và tham gia ý kiến đầy đủ, cụ thể đối với các nội dung có liên quan.

Theo hợp đồng ký kết giữa Công ty CP Đầu tư Đèo Cả và Bộ GTVT, Dự án BOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông và Hải Vân) có tổng mức đầu tư 21.612 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà đầu tư huy động là 16.564 tỷ đồng, vốn nhà nước tham gia hỗ trợ là 5.048 tỷ đồng (23,53%).

Trên cơ sở sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Dự án được phép sử dụng 7 trạm thu phí để hoàn vốn, gồm An Dân, Đèo Cả, Ninh Lộc, Cù Mông, Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan và trạm Bắc Hải Vân.

Hiện nay, các hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông đã hoàn thành, đưa vào khai thác. Riêng Dự án thành phần mở rộng hầm Hải Vân 2 đang được nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2020.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đã phát sinh một loạt yếu tố, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính cũng như phương án trả nợ các khoản vay cho tổ chức tín dụng trong nước.

Trong số các nguyên nhân làm lệch phương án tài chính tại công trình hạ tầng BOT có quy mô vốn lớn nhất được triển khai trên trục Bắc - Nam, đáng kể nhất là việc thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan chưa thể thực hiện được như hợp đồng đã ký, do thay đổi cơ chế chính sách; phần vốn Nhà nước (1.180 tỷ đồng, trong số 5.048 tỷ đồng đã cam kết) tham gia Dự án chưa được giải ngân do thay đổi về kế hoạch phân bổ nguồn vốn từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, các dự án trọng điểm trong khu vực như: Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô, Khu kinh tế Vân Phong, Nhà máy Lọc dầu Nhơn Hội… chưa thể triển khai cũng khiến lưu lượng xe thực tế hụt sâu so với phương án tài chính.

Liên quan đến 1.180 tỷ đồng chưa cấp đủ cho Dự án, trong văn bản số văn bản số 6341/BGTVT-ĐTCT về việc vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án và trạm thu phí La Sơn - Túy Loan hoàn vốn cho Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả gửi Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 6/2020, Bộ GTVT đề xuất phương án bố trí ngay 50 tỷ đồng từ nguồn dự phòng chung và nguồn dự phòng 10%. Phần vốn còn lại, Bộ GTVT đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cân đối trong năm 2020, 2021 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Thế Vũ

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp