Thủ tướng Chính phủ gửi thư cảm ơn các doanh nghiệp FDI đã đề xuất giải pháp phòng, chống dịch

Thứ ba, 28/09/2021 17:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư cảm ơn, gửi tới các Hiệp hội doanh nghiệp FDI về việc đã đề xuất các chiến lược “Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực” nhằm sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.

Trong thư cảm ơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá rất cao những ý kiến thẳng thắn của các Hiệp hội doanh nghiệp FDI, bao gồm Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, Hiệp Hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và ASEAN-USABC.

Với tinh thần thẳng thắn, cầu thị và trách nhiệm, Thủ tướng và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương đã trực tiếp trao đổi, giải đáp và đang tổ chức thực hiện các giải pháp để tăng cường hợp tác, khắc phục hậu quả của dịch Covid-19, sớm tổ chức sản xuất an toàn, bảo đảm duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng, thúc đẩy phục hồi kinh tế.

thu tuong chinh phu gui thu cam on cac doanh nghiep fdi da de xuat giai phap phong chong dich hinh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng bày tỏ sự cảm thông với những khó khăn của các doanh nghiệp nước ngoài và các đối tác sản xuất tại Việt Nam trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhất là tại một số địa phương phía Nam. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng làm hết sức mình trong khả năng có thể để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh lâu dài, thuận lợi tại Việt Nam cả trong và sau đại dịch Covid-19. 

Đồng thời, Thủ tướng cũng khuyến khích và mong muốn các doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết và hợp tác phát triển chuỗi cung ứng Việt Nam với thị trường quốc tế. Tinh thần là: “thành công của các bạn cũng là thành công của Việt Nam, khó khăn của các bạn cũng là khó khăn của Việt Nam” để chúng ta cùng nhau hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro.

"Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh cũng như hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, như đã thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh", bức thư của Thủ tướng có đoạn viết.

Cũng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đang khẩn trương cụ thể hóa, thống nhất tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn tập trung các nhóm giải pháp về thực hiện lộ trình mở cửa và thí điểm tổ chức sản xuất, bảo đảm sản xuất phải an toàn, an toàn thì mới sản xuất.

Chính phủ cũng ưu tiên tiêm Vaccine cho người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; làm việc trong các chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài.

Qua trao đổi, đối thoại, Chính phủ cùng các doanh nghiệp ngày càng hiểu nhau và cảm thông với nhau hơn để cùng có trách nhiệm chung ứng phó với đại dịch Covid-19 và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Trên tinh thần cùng hướng tới sự hợp tác, gắn bó lâu dài, mang lại lợi ích cho tất cả các bên, Thủ tướng mong muốn và đề nghị Hiệp hội và doanh nghiệp các nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, hợp tác và đồng hành với Việt Nam để cùng chung tay vượt qua thử thách, khó khăn nhất thời hiện nay, thích nghi an toàn, linh hoạt và mở cửa phục hồi sản xuất, kinh doanh; không có khó khăn nào mà chúng ta cùng chung tay, cùng quyết tâm mà lại không giải quyết được.

“Tôi đề nghị các các Hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp với vị trí, vai trò, có ảnh hưởng lớn, tiếp tục kêu gọi các nước, tổ chức quốc tế, các tập đoàn dược phẩm hỗ trợ cho Việt Nam về vaccine, thuốc điều trị, vật tư, trang thiết bị y tế, nhất là nguồn vaccine trong thời điểm hiện nay bằng mọi hình thức và nhanh nhất, sớm nhất có thể”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu trong bức thư.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô