Thủ tướng đề nghị ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân

Thứ bảy, 17/12/2022 21:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kết luận phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: Càng khó khăn, thách thức càng phải quyết tâm, đồng lòng, chung sức với tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Chiều 17/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề "Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2022 và định hướng điều hành năm 2023".

Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng tốt nhất

Diễn đàn đã phân tích về tình hình kinh tế và những kết quả đạt được trong năm 2022 và phân tích những vấn đề của nền kinh tế hiện nay, trong thời gian tới và và chiến lược lâu dài. Các ý kiến tại Diễn đàn cùng chung nhận định rằng kinh tế Việt Nam mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có. Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng tốt nhất trong toàn cầu.

thu tuong de nghi ngan hang giam lai suat de ho tro doanh nghiep va nguoi dan hinh 1

Toàn cảnh hội thảo chiều ngày 17/12.

“Chúng tôi tin rằng với nền tảng kinh tế lành mạnh và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, Việt Nam sẽ có thể đương đầu với những cơn gió ngược vào năm 2023. Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn vẫn rất tích cực và chúng tôi lưu ý rằng sự quan tâm mạnh mẽ tiếp tục đến Việt Nam cũng như một điểm đến FDI là một lá phiếu tín nhiệm dài hạn”, Giám đốc ADB tại Việt Nam phát biểu. Tuy nhiên, những cơn gió ngược đang mạnh lên trong quý 4 năm 2022 và năm 2023 sẽ còn có nhiều khó khăn thách thức nữa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, lãi suất và lạm phát tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt, chuỗi cung đứt gãy…

Và những cơn gió ngược đã khiến những bất cập, hạn chế từ nội tại của nền kinh tế bộc lộ rõ hơn lại thêm nhiều vấn đề mới phát sinh chưa có tiền lệ... Trong đó, như ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý: Tỷ giá tăng, lãi suất tăng, giá đầu vào của sản xuất tăng cao. Cơ chế điều hành có lúc còn bất cập. Những khó khăn đó, đang “bào mòn sức khỏe” của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Nhiều doanh nghiệp có tình trạng thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, đã có hiện tượng người lao động nghỉ tết sớm. Thị trường tài chính, tiền tệ diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro. Thị trường bất động sản suy giảm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần như đóng băng, hầu như không có phát hành, chủ yếu là hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp bất động sản.

Cũng nói lên những quan ngại về thị trường tài chính và thị trường bất động sản, ông Don Lam, Tổng giám đốc - Chủ tịch Quỹ VinaCapital nói: Dù không có bất kỳ lo ngại hệ thống cơ bản nào về sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính, nhưng đã có những lo ngại về thị trường bất động sản, tính thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và niềm tin của nhà đầu tư. Chỉ số VN Index giảm mạnh do giá cổ phiếu bất động sản và ngân hàng giảm sâu so với các thị trường châu Á khác và thuộc nhóm những thị trường giảm nhiều nhất thế giới.

Những khó khăn, trở ngại đó rất cần những giải pháp đột phá, quyết liệt để duy trì thành quả năm 2022 và tiếp tục phát triển bền vững.

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Lắng nghe các ý kiến phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận xét: Tại diễn đàn có nhiều ý kiến hay, “đúng và trúng”. Vấn đề bây giờ là làm như thế nào? Thủ tướng đề nghị tất cả cùng phải vào cuộc; càng khó khăn phức tạp, càng nhạy cảm thì càng phải đoàn kết, thống nhất, chung tay làm. Cả các nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp, người dân đều phải quyết tâm, đồng lòng để làm với tinh thần hài hoà lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; rủi ro, khó khăn chia sẻ.

Thủ tướng phát biểu: "Sau đại dịch, chúng ta chưa hồi phục thì lại gặp các tác động từ bên ngoài và bên trong: đó là vấn đề chứng khoán chưa bền vững; trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro; thanh khoản và cung ứng tiền có vấn đề; thị trường bất động sản đang bị ách tắc; thị trường lao động có hụt hẫng cục bộ, rồi các vấn đề thị trường xăng dầu…".

"Đó là quá trình vận động của sự phát triển, nảy sinh những tồn tại, mâu thuẫn, cũng là do nền kinh tế chúng ta còn có những điểm yếu kém, khi xuất hiện cùng lúc vào thời điểm khó khăn thì những điểm này lại bộc lộ rõ nét hơn", Thủ tướng nhấn mạnh.

thu tuong de nghi ngan hang giam lai suat de ho tro doanh nghiep va nguoi dan hinh 2

Thủ tướng phát biểu tại diễn đàn.

“Rõ ràng là do chúng ta quản lý yếu kém, thanh tra, kiểm tra chưa đến nơi đến chốn; dần dần để sự việc lan truyền ra thì mất nhiều công sức, nguồn lực để xử lý. Nhưng không xử lý không được, vì phải làm để lành mạnh các thị trường”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, nếu không điều chỉnh thị trường chứng khoán thì dễ bị “thổi” lên, rõ ràng phải xử lý để thị trường phát triển lành mạnh, phát triển đúng bản chất; trái phiếu doanh nghiệp phát hành chẳng có tài sản bảo đảm, lãi suất cao đi kèm rủi ro nhưng không tư vấn cho khách hàng, phát hành không đúng, không trúng vào nơi cần phát hành để bảo đảm an toàn…

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta tôn trọng quy luật thị trường nhưng khi cần thiết, trong bối cảnh không bình thường thì Nhà nước phải có sự can thiệp, xây dựng cơ chế, chính sách để giải quyết; các cơ quan chức năng phải phản ứng chính sách nhanh hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn; doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại, người dân cũng phải chia sẻ; tất cả cùng suy nghĩ, cùng làm; hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, tránh tình trạng "lúc thuận lợi thì không sao, lúc khó khăn lại kêu Nhà nước".

Không có giải pháp, lựa chọn hoàn hảo chỉ có giải pháp, lựa chọn tốt nhất

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2023 là năm bản lề của thời kỳ kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 với dự báo khó khăn, thách thức hơn so với năm 2022 và nhiều hơn thời cơ thuận lợi, đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị tâm thế, sẵn sàng ứng xử phù hợp với mọi rủi ro, thách thức, có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn. "Không hoang mang, lo sợ, dao động, cũng không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, mà giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, nắm chắc tình hình để đưa ra giải pháp. Tất nhiên, không có giải pháp hoàn hảo, cũng không có lựa chọn hoàn hảo, chỉ có giải pháp, lựa chọn tốt nhất và phải có ưu tiên phù hợp" - Thủ tướng nói.

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng tìm cách giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn. Các tổ chức phát hành trái phiếu cần thực hiện theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, chủ động đàm phán với nhà đầu tư và nhà đầu tư cũng phải chia sẻ với doanh nghiệp phát hành, theo đúng quy định pháp luật.

Về thị trường bất động sản, phải cơ cấu lại các phân khúc, giá, sản phẩm, hỗ trợ phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại cho người thu nhập thấp... "Nhà nước có chính sách nhưng các doanh nghiệp cũng phải thay đổi, không thể neo giá cao mãi, chỉ làm phân khúc cho người giàu thì người nghèo, thu nhập thấp không thể tiếp cận được" - Thủ tướng yêu cầu.

Giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ 4 công điện của Thủ tướng Chính phủ về các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, phát triển thị trường lao động, chăm lo đời sống người lao động. "Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết tâm làm, nhưng phải đôn đốc các bộ, ngành làm tích cực hơn", Thủ tướng phát biểu.

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô