Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các tỉnh thành phố vùng ĐBSCL

Thứ bảy, 01/08/2020 12:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (1/8) tại Thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL

Đây là chuỗi chương trình làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các vùng kinh tế cả nước, nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, hiện nay, việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, để không đứt gãy nền kinh tế đặt ra càng nặng nề hơn với tất cả chúng ta, với vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Càng khó khăn, chúng ta càng phải quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để thực hiện tốt mục tiêu kép.

Nhấn mạnh hôm nay, 1/8, Hiệp định EVFTA có hiệu lực, trên 85% dòng thuế được xóa bỏ, Thủ tướng cho biết, điều này sẽ tác động tốt đến ĐBSCL, một trung tâm sản xuất lương thực, trái cây, thủy sản của Việt Nam.

Với tinh thần quyết tâm cao, Thủ tướng nêu rõ, càng khó khăn thì các địa phương càng phải quyết tâm hơn nữa để thực hiện được hai mục tiêu đã đưa ra. Nhất là khi ĐBSCL với 13 tỉnh, trên 20 triệu dân, có vị trí chiến lược, có lợi thế lớn về phát triển kinh tế thì càng cần phải phấn đấu quyết liệt hành động để đóng góp cho cả nước và giải quyết đời sống cho người dân.

Thủ tướng cho rằng, đây không chỉ là cứ điểm chiến lược về nông nghiệp, vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản mà còn là động lực khác, thúc đẩy phát triển kinh tế chung cả nước. Nếu cả nước phát triển mà ĐBSCL không phát triển hoặc chậm hơn thì đó là trách nhiệm rất lớn.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương thảo luận thẳng thắn, tập trung nêu giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm nay, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.

Trong đó phải nêu khó khăn và đề xuất giải pháp về đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tại địa phương. Bên cạnh đó, cần đề xuất cơ chế đột phá về thủ tục đầu tư, tài chính, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đón các làn sóng dịch chuyển đầu tư vào nước ta; cơ chế huy động nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế đô thị, kinh tế ban đêm, kinh tế số…

Thủ tướng nhấn mạnh, năm nay nếu tỉnh nào giải ngân tốt thì Chính phủ sẽ xem xét bổ sung thêm vốn đầu tư. Ngược lại tỉnh nào không tiêu hết tiền thì Thủ tướng sẽ thực hiện quyền Quốc hội giao, điều chuyển vốn cho các dự án cấp bách khác.

Trong trung và dài hạn, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ cam kết dành nguồn lực cho vùng thực hiện Nghị quyết 120 , nhưng điều quan trọng là nội tại, tái cơ cấu phải như thế nào để phát triển. Nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer phải được quan tâm hơn, nâng cao đời sống của nhân dân.

Theo báo cáo tại hội nghị, với dân số khoảng 18 triệu người, chiếm 12% diện tích và 19% dân số cả nước, ĐBSCL đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 60% lượng trái cây của cả nước.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá hiện hành năm 2019) đạt khoảng 933 nghìn tỷ đồng, đóng góp 12,08% cho GDP cả nước. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm trên 1/3 của vùng và 34,6% GDP ngành nông nghiệp của cả nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Vùng ĐBSCL cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Tăng trưởng kinh tế trung bình của vùng chỉ đạt 1,2% trong khi cả nước tăng 1,81%. Có 8/13 tỉnh tăng trưởng dương, trong đó, Đồng Tháp đạt 3,41%; Bạc Liêu hơn 2%; An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An tăng trưởng hơn 1%; 5/13 địa phương còn lại tăng trưởng âm.

Công nghiệp - xây dựng tăng 6,15% (đứng thứ 2/6 các vùng trên cả nước, chỉ sau vùng đồng bằng sông Hồng), trong đó nổi bật là Trà Vinh tăng 19,03%, gấp gần 2 lần tỉnh đứng thứ 2 là Bạc Liêu (10,02%) và đứng thứ 2 cả nước (sau Ninh Thuận tăng 82,38%). Các sản phẩm chủ lực của vùng gồm có chế biến thủy sản, hàng may mặc các loại, thức ăn chăn nuôi, điện, gạo các loại; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn và tiếp tục đà tăng trưởng đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng công nghiệp.

Giải ngân vốn đầu tư công đến 30/6/2020 của 13 địa phương trên 19 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ 34,9%, cao hơn mức bình quân chung cả nước 33,9%, trong đó 2/3 số tỉnh có tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 30%.

Thống kê các địa phương theo tỷ lệ giải ngân thì tỉnh Tiền Giang, địa phương đang triển khai dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tỷ lệ giải ngân đến ngày 15/7/2020 đã đạt hơn 80%, cao nhất cả nước.

Thế Vũ

Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức