Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk

Thứ bảy, 08/12/2018 20:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều nay (8/12), tại TP. Buôn Ma Thuột, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk, địa phương có số dân di cư tự do lớn nhất cả nước.

Báo Công luận
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc. Ảnh: VGP

Cuộc làm việc diễn ra trước thềm Hội nghị về giải quyết tình trạng di dân tự do và quản lý đất đai các nông, lâm trường quốc doanh vào ngày 9/12 tại Đắk Lắk.

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, năm nay, trong 18 chỉ tiêu chủ yếu, có 17 chỉ tiêu tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề ra, chỉ có 1 chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng là không đạt kế hoạch. Năm 2018, tổng sản phẩm xã hội của Đắk Lắk ước đạt khoảng 51.500 tỷ đồng; tăng trưởng kinh tế đạt 7,82%. Thu ngân sách nhà nước đạt 5.500 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người hơn 41 triệu đồng/người.

Vấn đề dân di cư tự do là một trong những vấn đề nổi cộm đối với Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua, vì vậy, một trong những kiến nghị, cũng là vướng mắc mà tỉnh Đắk Lắk nêu ra tại cuộc làm việc.

Theo báo cáo của tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng giải quyết nhưng tỉnh vẫn còn tình trạng một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở và đất sản xuất, nhiều hộ dân di cư tự do chưa ổn định nơi ở, sản xuất... Đây được xem là vấn đề chiến lược đối với một địa phương như Đắk Lắk với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao (gần 33% dân số) và dân di cư tự do lớn nhất cả nước (hơn 290.000 người kể từ năm 1976 đến nay).

“Nếu không có giải pháp mang tính đột phá để giải quyết căn cơ tình trạng này thì sẽ có nguy cơ dẫn tới mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn”, báo cáo của tỉnh cho biết.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng dân di cư tự do là không có quỹ đất. Trong khi đó, nhiều diện tích đất của các công ty nông, lâm nghiệp và các dự án không sử dụng hiệu quả hoặc bị lấn chiếm, xâm canh, xâm cư, sử dụng trái phép, trong số diện tích này có nhiều diện tích đất trên giấy tờ là đất lâm nghiệp nhưng trên thực tế không còn rừng, đã bị chuyển thành đất ở, đất sản xuất từ nhiều năm, khó có khả năng thu hồi để trồng rừng.

Do vậy, tỉnh Đắk Lắk muốn có cơ chế đặc thù được sử dụng diện tích đất có nguồn gốc đất lâm nghiệp nhưng không còn rừng và không có quy hoạch trồng lại rừng nêu trên để bố trí cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và tái định cư tại chỗ đối với dân di cư tự do.

Báo cáo của Đắk Lắk cũng cho biết, từ năm 2006, tỉnh đã xây dựng 17 dự án sắp xếp ổn định dân di cư tự do với mục tiêu bố trí ổn định cho khoảng 6.527 hộ, với hơn 32.600 khẩu với tổng mức đầu tư là 885 tỷ đồng. Đến nay, thời gian thực hiện các dự án đã trên 10 năm, nhưng tỉnh chỉ mới đang triển khai 13/17 dự án và chưa có dự án nào hoàn thành mục tiêu. Tỉnh kiến nghị tiếp tục được bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện các dự án.

Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Thủ tướng nhìn nhận, đời sống người dân trong tỉnh đã khá hơn trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Những vấn đề bức xúc được quan tâm giải quyết. Đã xuất hiện những mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng.

Báo Công luận
 Thủ tướng trao đổi cùng các đại biểu. Ảnh: VGP

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, tỉnh chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế, thế mạnh, chưa có những “quả đấm thép”, là động lực cho phát triển. Quy mô kinh tế còn thấp. Tình trạng di dân tự do, môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều vấn đề đặt ra. Tỷ lệ che phủ rừng không đạt mục tiêu.

Thời gian tới, Thủ tướng chỉ ra, tỉnh cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc. Cần phát huy, đưa một số thế mạnh thành hiện thực, như cà phê là báu vật thiên nhiên dành cho Đắk Lắk, vị thế nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới mang lại cho Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng sức mạnh nắm giữ điều tiết nguồn cung thị trường xấp xỉ 2 tỷ người dùng cà phê mỗi ngày.

Theo Thủ tướng, định hướng lớn là tỉnh phát triển nông nghiệp xanh, sạch, công nghệ cao. Tinh thần là lấy lại màu xanh cho Tây Nguyên, cho Đắk Lắk, không để sa mạc hóa vùng đất chiến lược này. Đây là trung tâm cây công nghiệp chất lượng cao, chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng; cùng với đó là giải quyết vấn đề đất đai trên tinh thần tạo điều kiện cho người dân.

Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh cần phát huy tiềm năng văn hóa, con người ở đây; cần lấy văn hóa là trụ cột quan trọng, tạo sự phát triển bền vững cho Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Đi liền với đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tự thu hút nguồn lực đầu tư; nỗ lực, tiến tới cân đối được ngân sách.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho ý kiến đối với một số kiến nghị của Đắk Lắk trên tinh thần tạo điều kiện cho tỉnh phát triển.

PV

Tin khác

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức
Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức
Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

(CLO) Đã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng của bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không chỉ tại Việt Nam mà còn vang vọng mãi đến muôn đời sau, khắp cả năm châu, bốn biển.

Tin tức