Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Myanmar Win Myint

Thứ bảy, 11/05/2019 21:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 11/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Myanmar Win Myint nhân dịp sang thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Myanmar Win Myint. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Myanmar Win Myint. Ảnh: VGP

Tại cuộc hội kiến, hai bên đánh giá hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư là điểm sáng trong quan hệ hai nước, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 860 triệu USD, đầu tư của Việt Nam tại Myanmar hiện đạt 2,1 tỷ USD với 18 dự án lớn. Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn hợp tác trong lĩnh vực này trên cơ sở hai bên cùng có lợi; tăng cường hợp tác và tìm kiếm các phương thức mới nhằm sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 1 tỷ USD.

Tổng thống Myanmar đánh giá các dự án đầu tư của Việt Nam tại Myanmar đang góp phần tích cực vào quá trình phát triển bền vững, nâng cao mức sống người dân Myanmar; hoan nghênh doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư vào Myanmar, nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, điện, du lịch, dầu khí… nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam trên cơ sở luật pháp và quy định của Myanmar.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tổng thống Myanmar quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành liên quan giải quyết thỏa đáng các vướng mắc cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Hai bên đánh giá cao những bước phát triển gần đây trong hợp tác quốc phòng và an ninh; nhất trí bên cạnh việc triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được, hai bên sẽ nghiên cứu mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng như hải quân, quân y, công nghiệp quốc phòng, hậu cần, cứu hộ - cứu nạn; tăng cường hợp tác phòng, chống các loại tội phạm có liên quan đến an ninh quốc gia của hai nước và khu vực; thúc đẩy đàm phán để sớm ký Bản Ghi nhớ về hợp tác tương trợ lẫn nhau trong các vấn đề về hình sự.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Myanmar quan tâm thúc đẩy các dự án nông nghiệp và thủy sản đã có giữa hai nước nhưng chưa phát triển như mong muốn; giải quyết thuận lợi việc cấp đất cho các dự án phát triển cây công nghiệp của Việt Nam tại Myanmar; thúc đẩy phát triển các dự án kết nối đường bộ và vận tải biển ven bờ, trước mắt, sớm khảo sát tuyến đường thuộc phần lãnh thổ của Myanmar để kết nối với tuyến Hà Nội - Tây Trang đi Lào, đưa vào Hành lang Kinh tế Đông - Tây.

Toàn cảnh cuộc hội kiến. Ảnh: VGP

Toàn cảnh cuộc hội kiến. Ảnh: VGP

Tổng thống Myanmar đánh giá du lịch là thế mạnh của hai nước, nhất trí đẩy mạnh các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, sớm thảo luận việc nâng thời hạn miễn thị thực từ 14 ngày hiện nay thành 30 ngày cho người mang hộ chiếu phổ thông hai nước.

Tổng thống Myanmar cũng đánh giá cao hoạt động và đóng góp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Myanmar; ghi nhận các đề nghị về việc quan tâm cho phép các nhà mạng Việt Nam triển khai thi công hạ tầng mạng lưới viễn thông; mở trường đại học về ICT nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường, cung cấp dịch vụ cho Chính phủ và người dân Myanmar.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tiểu vùng, trong đó có CLMV, GMS, ACMECS.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; khẳng định ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; cam kết ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả.

* Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Venkaiah Naidu.

Tại cuộc hội kiến, hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp, các ngành, giao lưu nhân dân; nhất trí cần duy trì đều đặn các cơ chế hợp tác hiện có giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời Thủ tướng Ấn Độ thăm Việt Nam trong năm 2019 hoặc trong năm 2020 khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ coi trọng hợp tác quốc phòng - an ninh; đề nghị Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác giữa các Quân binh chủng của quân đội hai nước, chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Venkaiah Naidu. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Tổng thống, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Venkaiah Naidu. Ảnh: VGP

Hai bên nhất trí tiếp tục coi hợp tác kinh tế - thương mại là trụ cột trong quan hệ hai nước, phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ USD trong thời gian tới; nhất trí xem xét các đề xuất mở cửa cho nhãn, bưởi, chôm chôm, sầu riêng của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ và lựu, nho, hạt kê của Ấn Độ vào thị trường Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh đầu tư của Ấn Độ trên lĩnh vực công nghệ thông tin, hạ tầng, năng lượng, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao. Hai nhà lãnh đạo nhất trí đề nghị các tập đoàn dầu khí hai nước chủ động hơn trong hợp tác, kể cả song phương và đa phương.

Hai nhà lãnh đạo cùng chia sẻ nhu cầu tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác như hợp tác phát triển công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân; nhất trí tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để Vietjet, Indigo và các hãng hàng không khác có thể sớm khai thác đường bay thẳng giữa hai nước.

Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực, quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Liên Hợp quốc.

Về Biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC).

PV

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức
Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức