Thủ tướng: Phải 'đưa hơi thở cuộc sống vào trong pháp luật'

Thứ hai, 07/11/2022 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn đưa pháp luật vào cuộc sống thì ngay từ khi xây dựng phải có các quy định cụ thể, rõ ràng, khả thi, phù hợp với cuộc sống, phải 'đưa hơi thở cuộc sống vào trong pháp luật'.

Dự và có bài phát biểu tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2022 (tối 6/11), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam là nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng, tránh rủi ro pháp lý do thiếu hiểu biết về pháp luật; là thông điệp gửi đến cộng đồng quốc tế hình ảnh một nước Việt Nam thượng tôn pháp luật; tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền công dân.

thu tuong phaidua hoi tho cuoc song vao trong phap luat hinh 1

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỉ niệm.

Theo Thủ tướng, qua 10 năm tổ chức, Ngày Pháp luật Việt Nam dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân quan tâm hưởng ứng, được lan tỏa sâu rộng. Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật đã có nhiều tiến bộ quan trọng được quốc tế ghi nhận.

Đặc biệt, qua hơn 2 năm phòng, chống đại dịch COVID-19, việc tuyên truyền, phổ biến về cơ chế, chính sách phòng, chống dịch được triển khai kịp thời, rộng khắp, thiết thực, hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau.

Cùng với đó, nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trên tuyến đầu và tình nguyện viên đã không quản khó khăn, nguy hiểm để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chính sách, quy định pháp luật về phòng, chống dịch và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và đầu tư toàn diện cho xây dựng và phổ biến pháp luật chưa thật sự tương xứng; chất lượng xây dựng luật pháp chưa cao.

Có không ít các vụ buôn lậu ma túy, mua bán trẻ em, phụ nữ qua biên giới, tình trạng tảo hôn, vi phạm quy định giao thông, bất động sản, trái phiếu, chứng khoán… dẫn đến những rủi ro pháp lý do thiếu hiểu biết về pháp luật.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật trong một bộ phận người dân chưa cao; tình trạng vi phạm pháp luật vẫn xảy ra, ngay cả trong hoạt động thực thi công vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức...

thu tuong phaidua hoi tho cuoc song vao trong phap luat hinh 2

Thủ tướng Chính phủ trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện: Một là, tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; khẩn trương triển khai Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới" sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.

Theo Thủ tướng, pháp luật phải phù hợp với thực tiễn cuộc sống và từ thực tiễn để tiếp tục hoàn thiện pháp luật. "Muốn "đưa pháp luật vào cuộc sống" thì ngay từ khi xây dựng phải có các quy định cụ thể, rõ ràng, khả thi, phù hợp với cuộc sống, phải "đưa hơi thở cuộc sống vào trong pháp luật", Thủ tướng nhấn mạnh.

Hai là, chú trọng, đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật với phương châm người dân là trung tâm, là chủ thể trong quá trình xây dựng theo hướng truyền thông chính thống có nhiệm vụ định hướng, dẫn dắt dư luận, nhất là giới trẻ. 

Ba là, phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong học tập, tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là chấp hành pháp luật. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều bị phát hiện, xử lý kịp thời, công bằng, nghiêm minh, nhất quán, công khai, minh bạch.

Bốn là, công tác tổ chức thi hành pháp luật phải hướng về cơ sở. Thủ tướng nêu rõ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN phải được chú trọng ngay từ cấp chính quyền gần dân nhất. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lắng nghe tiếng nói của người dân, đặt quyền lợi của người dân lên trên hết theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

"Tôi đề nghị và mong muốn mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu, tuân thủ nghiêm pháp luật, vì quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và cộng đồng", Thủ tướng nói.

Năm là, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ về luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, hộ tịch… để hỗ trợ tối đa nhu cầu pháp luật của người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Vận động, thu hút nguồn lực xã hội tham gia hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật.

Sáu là, phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tiên tiến để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam, trong tuyên truyền, phổ biến, thực thi pháp luật. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt trong xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Kiên quyết xử lý nghiêm minh việc lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, làm “nhiễu” thông tin

Kiên quyết xử lý nghiêm minh việc lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, làm “nhiễu” thông tin

(CLO) Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, xuyên tạc sự thật, làm “nhiễu” thông tin, nhất là các thông tin “xấu, độc”, “bôi nhọ” làm giảm sút uy tín của tổ chức và cá nhân lãnh đạo, ảnh hưởng đến sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Tin tức
Hệ lụy từ đầu cơ đất đai: Nguồn lực xã hội bị “chôn” vào đất

Hệ lụy từ đầu cơ đất đai: Nguồn lực xã hội bị “chôn” vào đất

(CLO) Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, xét ở khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, tình trạng đầu cơ đất đai dẫn đến một số hệ lụy, trong đó, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị “chôn” vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Tin tức
Chính phủ kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Chính phủ kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

(CLO) Nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo, điều hành là kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, Chính phủ sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô. 

Tin tức
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để công tác nhân sự chặt chẽ, đúng quy định

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để công tác nhân sự chặt chẽ, đúng quy định

(CLO) Liên quan đến công tác nhân sự tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao.

Tin tức
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Bình dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Bình dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), trong chuyến công tác tại Pháp, đoàn công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Thành làm trưởng đoàn tổ chức dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tượng đài Bác Hồ ở Công viên Montreau (Pháp).

Tin tức