Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phòng thủ dân sự phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước

Thứ sáu, 10/03/2023 19:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để thực hiện tốt công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước; thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ" kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương và cộng đồng quốc tế.

Xảy ra gần 8.000 vụ thiên tai, sự cố

Chiều 10/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác năm 2022 và thảo luận nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

thu tuong pham minh chinh phong thu dan su phai chu dong chuan bi tu som tu xa tu truoc hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp.

Các báo cáo và ý kiến tại phiên họp đánh giá, thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp; đại dịch COVID-19 gây hậu quả nghiêm trọng; biến đổi khí hậu, sự cố, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về người tài sản; kinh tế-xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn do tác động kép từ bên ngoài và bên trong; phát sinh nhiều thách thức đối với nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

Theo thống kê từ 1/1/2022 đến 28/2/2023, thiên tai, sự cố đã xảy ra gần 8.000 vụ, gây thiệt hại lớn về người; riêng thiệt hại vật chất do thiên tai khoảng 5.065 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so cùng kỳ năm 2021.

Đến nay, đã có 58/63 tỉnh và thành phố kiện toàn Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự-phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn; kiện toàn biên chế lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm; ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra.

Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, cơ quan phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp năm 2022 đã huy động hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, gần 22.000 lượt phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; xử lý hiệu quả 5.378 vụ, cứu được 5.385 người và 342 phương tiện; hướng dẫn hơn 480.000 lượt tàu thuyền với gần 2,3 triệu lượt người di chuyển tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới, tổ chức di dời trên 32.000 hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm.

Đơn cử, trong năm 2022, bão số 4 là cơn bão mạnh, đi nhanh, thời gian đổ bổ vào đất liền vào ban đêm, nhưng cả hệ thống chính trị, các lực lượng và người dân đã vào cuộc khẩn trương, đồng bộ, các cơ quan đã cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, nên đã giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra…

thu tuong pham minh chinh phong thu dan su phai chu dong chuan bi tu som tu xa tu truoc hinh 2

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự án Luật Phòng thủ dân sự, trình Quốc hội bảo đảm tiến độ và chất lượng; xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản dưới luật quy định cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự.

Hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao sự tích cực, chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các địa phương và tính chủ động của nhân dân; sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong công tác phòng thủ dân sự, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn.

Theo Thủ tướng, dự báo tình hình biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường; ô nhiễm môi trường, dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều thách thức đang đặt ra cho công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Theo Thủ tướng, mục tiêu của công tác phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn phải góp phần quan trọng bảo vệ an ninh, an toàn, tính mạng, bình yên cuộc sống của nhân dân, tài sản của Nhà nước và cá nhân, góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế một cách thực chất, hiệu quả theo tinh thần Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, từ trước; thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ" kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương và cộng đồng quốc tế.

Thời gian tới, cần hoàn thành việc kiện toàn tổ chức cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp. Xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tham mưu, đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả.

Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, xây dựng phương án, kế hoạch phòng thủ dân sự, kế hoạch ứng phó với thảm họa, sự cố và nhiệm vụ phòng thủ dân sự năm 2023 sát với thực tiễn, phát huy tốt vai trò, chức năng thường trực phòng thủ dân sự, tìm kiếm cứu nạn của cơ quan quân sự các cấp.

Tập trung hoàn thiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, trong đó lấy phòng ngừa là chính, xác định nhiệm vụ phòng thủ dân sự không chỉ của hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp mà phải dựa vào người dân, doanh nghiệp; nâng cao nhận thức cộng đồng về hoạt động phòng thủ dân sự, phòng tránh thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, nâng cao khả năng thích ứng với diễn biến, tình hình thiên tai, sự cố của người dân.

Rà soát, đề xuất bổ sung cơ chế chính sách để huy động nguồn lực tham gia phòng thủ dân sự, thu hút nguồn lực xã hội hóa công tác phòng thủ dân sự. Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự, tìm kiếm cứu nạn, nhất là với các nước trong khu vực về ứng phó với sự cố, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Bình Luận

Tin khác

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm.

Tin tức
Thống nhất quy mô đầu tư, đề xuất mức vốn cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn qua tỉnh Hải Dương

Thống nhất quy mô đầu tư, đề xuất mức vốn cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 đoạn qua tỉnh Hải Dương

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương thống nhất về quy mô đầu tư, phương thức đầu tư, đề xuất cụ thể mức vốn, nguồn vốn Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37, đoạn từ quốc lộ 18 đến ngã ba An Lĩnh, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Tin tức
Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển

Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành và các địa phương có biển sớm hoàn thiện, triển khai quy hoạch liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tăng cường tính liên kết trong việc phát triển các ngành kinh tế nói chung với phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng để phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

Tin tức
Bộ Công an khen thưởng Công an tỉnh Nam Định vì thành tích đặc biệt xuất sắc

Bộ Công an khen thưởng Công an tỉnh Nam Định vì thành tích đặc biệt xuất sắc

(CLO) Công an tỉnh Nam Định vừa được Bộ Công an khen thưởng về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

Tin tức
Xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam, hoàn thành trong tháng 5/2024

Xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam, hoàn thành trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, tập trung xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng các dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Tin tức