Thủ tướng: Phấn đấu đưa nông nghiệp vào top 15 nước phát triển nhất thế giới

Thứ hai, 30/07/2018 17:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 30/7, tại thành phố Đạt Lạt, tỉnh Lâm Đồng, địa phương có nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực nông nghiệp.

 

Báo Công luận
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị - Ảnh VGP
Cùng dự có các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng; Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân; hơn 600 đại biểu là các lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các đối tác phát triển trong và ngoài nước.

Theo báo cáo của Chính phủ, nông nghiệp đang là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Hiện nay, cả nước có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Tuy vậy, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Tổng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp khoảng 8-10% tổng nguồn vốn toàn khu vực doanh nghiệp giai đoạn vừa qua; tỷ trọng vốn đầu tư còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam.

Tại hội nghị, cùng với truyền tải những điểm mới của Nghị định 57 ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tới cộng đồng doanh nghiệp, các đại biểu đã có nhiều ý kiến về những khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng về 10 nhóm vấn đề, như nhà đầu tư khó khăn trong tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất; khó tiếp cận tín dụng, thuế và phí chưa hợp lý; vấn đề cơ khí hỗ trợ cho ngành nông nghiệp; khó khăn về giống cây trồng, vật nuôi, thị trường tiêu thụ, nhân lực chất lượng cao; chính sách ưu đãi về đầu tư công nghệ trong nông nghiệp; nhiều thủ tục hành chính bất hợp lý… Trước những vấn đề này, các bộ, ngành liên quan đã tiếp thu và giải trình các nội dung quan trọng.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực và những thành tựu to lớn mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cộng đồng doanh nghiệp, nông dân đã đạt được trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước. Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao vai trò và những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư phát triển nông nghiệp.

Thủ tướng cho rằng, cần nâng cao hơn nữa năng suất lao động nông thôn bằng cách tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học-công nghệ và tổ chức lại thị trường, từng bước đưa đời sống nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển mới. Đây cũng là định hướng XHCN Việt Nam; dư địa tăng trưởng, năng suất lao động ở nông nghiệp, nông thôn còn rất lớn và chúng ta cần thúc đẩy thông qua thể chế, chính sách, pháp luật Việt Nam. Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp phải cùng nhau chung sức để đưa Việt Nam vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về nông sản. 

Tại hội nghị này, Thủ tướng đặt hàng ngành Nông nghiệp, trong 10 năm tới, nông nghiệp Việt Nam đứng vào top 15 của các nước phát triển nhất thế giới, trong đó, ngành chế biến nông sản đứng vào top 10 thế giới. Nông nghiệp Việt Nam là một trung  tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là một trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu.

Báo Công luận
 Quang cảnh hội nghị - Ảnh VGP

Khẳng định những thành quả vượt bậc của ngành Nông nghiệp Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng cũng đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của các loại hình doanh nghiệp, HTX, kinh tế hộ đối với phát triển nông nghiệp. Tuy vậy, Thủ tướng cũng nêu lên một số vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay, đó là công nghiệp chế biến sâu chưa có mà chủ yếu vẫn là chế biến thô; việc tiêu thụ túi nilon quá lớn. Đặc biệt còn ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

“Doanh nghiệp chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp cả nước. Trong đó số doanh nghiệp nông lâm thủy sản chỉ chiếm khoảng 1%, thấp quá! Thiếu vai trò của doanh nghiệp, các loại hình thì khó trở thành một ngành sản xuất lớn của nông nghiệp Việt Nam. Đây là khâu các tỉnh, thành, các bộ, ngành phải quan tâm đặc biệt, trước hết là số lượng doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ vẫn chiếm đến 96%” - Thủ tướng cho biết.

Tán thành với một số đại biểu phát biểu về việc cần sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn, ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao hơn, Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh việc khan hiếm nguồn đất thì cũng còn nhiều đất đai nhưng không tổ chức sản xuất, trong khi nhiều nhà đầu tư vào nông nghiệp thiếu đất đai. Nông, lâm trường còn rất nhiều nhưng tổ chức sản xuất hiệu quả như thế nào, đó là câu hỏi tại hội nghị này mà các cấp chính quyền phải tính toán lại. Đất đai phải được tổ chức tốt hơn.

Để thực hiện tầm nhìn và mục tiêu này, Thủ tướng nhấn mạnh vấn đề cốt lõi vẫn là sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tư trong ngành Nông nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị định 57 và yêu cầu các cấp các ngành thực hiện tốt Nghị định.

Thủ tướng cho biết dù mới ban hành, nhưng Chính phủ nhận thấy Nghị định 57 tập trung hỗ trợ đầu vào là chính và chưa hỗ trợ nhiều cho đầu ra. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ lưu ý nghiên cứu bổ sung. Trong đó thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với một số sản phẩm có sản lượng lớn là thế mạnh của Việt Nam, từ sữa đến tôm, gạo, cà phê…  

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, cùng với thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu rà soát cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm 50% thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, từ 500 thủ tục xuống còn 250 thủ tục.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 109 của Chính phủ về xuất khẩu gạo nhằm đơn giản hóa các điều kiện, thủ tục, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong xuất khẩu gạo ra thị trường quốc tế.

Các bộ, ngành cũng cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất, tạo cơ chế đồng bộ để thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển. Khẩn trương nghiên cứu cơ chế thí điểm về tích tụ, tập trung ruộng đất; nghiên cứu trình Chính phủ và Quốc hội sửa đổi Luật đất đai theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, trong đó có việc sử dụng hiệu quả đất nông lâm trường quốc doanh. 

Tại hội nghị, Thủ tướng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân Việt Nam tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, đạo đức kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường; nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, để xây dựng phát triển các loại hình doanh nghiệp Việt Nam.

PV

Tin khác

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 

(CLO) Chiều 5/5, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)”.

Tin tức
5 cụm 'từ khóa' phát triển vùng Đông Nam Bộ để phát huy vai trò 'Thành đồng Tổ quốc'

5 cụm "từ khóa" phát triển vùng Đông Nam Bộ để phát huy vai trò "Thành đồng Tổ quốc"

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đồng Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”.

Tin tức
Công nhận thành phố Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II

Công nhận thành phố Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II

(CLO) Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 379/QĐ-TTg công nhận TP Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính), tỉnh Nam Định đạt tiêu chí đô thị loại II.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Cần ưu tiên, lưu ý những nhóm giải pháp nào; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển vùng.

Tin tức
Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức