Thủ tướng: TP. HCM tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Thứ tư, 27/07/2022 14:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong chuyến công tác tại TP. HCM, sáng ngày 27/7 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với UBND TP. HCM về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2022, kết quả thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ và một số kiến nghị, đề xuất của TP. HCM.

TP. HCM kiến nghị nhiều nội dung quan trọng

Báo cáo tại hội nghị về kết quả thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 122/TB-VPCP, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, theo thông báo 122 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận giải quyết 16 nhóm việc, đến nay, TP. HCM đã cơ bản hoàn thành 13/16 nhóm việc, đang triển khai 3 nhóm việc còn lại. 

thu tuong tp hcm tiep tuc day manh hoan thien the che chinh sach thao go kho khan cho san xuat kinh doanh hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với UBND TP. HCM sáng 27/7.

Để tháo gỡ vướng mắc trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước trên địa bàn TP. HCM đang tồn tại và hướng tới mục tiêu tạo ra môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền đô thị, TP. HCM kiến nghị Thủ tướng quan tâm, thống nhất về chủ trương để UBND TP. HCM phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành rà soát, nghiên cứu từng nội dung và đề xuất cấp có thẩm quyền cho ý kiến trong thời gian sớm nhất đối với các nội dung vướng mắc về cơ chế chính sách cho TP. HCM.

Đồng thời, TP. HCM kiến nghị Thủ tướng sớm ban hành nghị quyết triển khai thực hiện đường vành đai 3 và bố trí vốn cho dự án này; chỉ đạo về quy mô đầu tư, hình thức đầu tư và thời gian thực hiện dự án đường vành đai 4.

Dự án đường vành đai 4 có 2 dự án thành phần đi qua TP. HCM và Long An có giá trị khối lượng giải phóng mặt bằng là trên 10.000 tỷ đồng, thẩm quyền thuộc Quốc hội. Do đó, TP. HCM xin ý kiến Thủ tướng giao cho một trong các địa phương làm đầu mối hoặc giao Bộ GTVT chuẩn bị dự án này trình Quốc hội để đảm bảo thời gian.

Về công tác quản lý nhà đất, TP. HCM kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận cho phép UBND TP. HCM được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công đối với phần diện tích đất công nằm xen cài trong khu đất dự kiến tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất trên khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Cùng với đó, được thí điểm tổ chức đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; đồng thời giao Bộ Tài chính sớm hướng dẫn TP thực hiện việc giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức đấu giá cho thuê các cơ sở nhà, đất 167 trên địa bàn, hướng dẫn TP. HCM phương pháp xác định giá khởi điểm đấu giá cho thuê các tài sản trên.

thu tuong tp hcm tiep tuc day manh hoan thien the che chinh sach thao go kho khan cho san xuat kinh doanh hinh 2

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi kiến nghị với Thủ tướng nhiều nội dung quan trọng. Ảnh: VD

TP. HCM cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận sử dụng 3 khu đất (khu đất tại Lô C8A - Khu A – Đô thị mới Nam Thành phố, quận 7; khu đất tại 762 Bình Quới, quận Bình Thạnh) và khu đất 232 Đỗ Xuân Hợp, quận 9) để thanh toán hợp đồng BT dự án. Sau khi được Chính phủ chấp thuận, TPHCM sẽ thực hiện thủ tục xác định giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường giao, thuê đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hợp đồng và đúng quy định.

Tăng nhân sự hoặc tăng lương công chức, viên chức

Trong bối cảnh TP. HCM đang tập trung tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị và 5 năm thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội để trình Bộ Chính trị và Quốc hội ban hành nghị quyết mới cho TP. HCM. Ông Phan Văn Mãi thông tin, khi xây dựng các cơ chế đặc thù của TP. HCM chưa lường hết được những khó khăn, nhất là sau 1 năm thực hiện chính quyền đô thị bộc lộ một số vướng mắc. Chủ tịch TP. HCM kiến nghị thời gian tới, Chính phủ cho định hướng TP. HCM xác định các cơ chế vượt trội để Trung ương xem xét cho phép TP. HCM chủ động hơn trong các lĩnh vực như đầu tư, ngân sách tài chính, tổ chức bộ máy...

Đối với đề xuất của TP. HCM về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, viên chức… ông Nguyễn Trọng Thừa - thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, thực tế hiện nay do điều kiện công việc thực tế TP. HCM đang dôi dư một số công chức, viên chức so với tổng biên chế được phân. Việc trả lương cho số công chức, viên chức này không sử dụng ngân sách trung ương, mà lấy từ ngân sách TP. Tuy nhiên về quy định, việc này chưa ổn.

Ông Thừa kiến nghị Thủ tướng tới đây cho phép nghiên cứu chính sách đặc thù cho TP. về biên chế công chức, viên chức.

Trao đổi vấn đề, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý nên nghiên cứu chính sách đặc thù này theo hướng nhìn nhận "đặc thù một phường của TP. HCM dân số có khi bằng một huyện ở tỉnh khác, cho nên cần nghiên cứu theo hướng tăng con người (biên chế công chức, viên chức) hoặc có cơ chế tăng lương cho công chức, viên chức".

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao TP. HCM đã chuẩn bị kỹ nội dung báo cáo về các nội dung liên quan và ý kiến của các bộ, ngành. Đồng thời yêu cầu các bộ ngành phối hợp cùng TP. HCM tháo gỡ những vướng mắc liên quận. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là tại TP. HCM, các đồng chí đã hết sức cố gắng, vất vả căng mình chống dịch, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội và từng bước phục hồi nền kinh tế. Bước vào năm 2022, TP. đã tập trung mọi nỗ lực để phục hồi nhanh và phát triển kinh tế bền vững, bù đắp những tổn thất trong 2 năm 2020-2021, đạt được những kết quả quan trọng, đáng biểu dương và khen ngợi.

thu tuong tp hcm tiep tuc day manh hoan thien the che chinh sach thao go kho khan cho san xuat kinh doanh hinh 3

Chuyến làm việc tại TP. HCM lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tháo gỡ những ách tắc các đầu việc cụ thể.

Theo Thủ tướng, ngoài những kết quả tích cực, trong 6 tháng đầu năm 2022, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. 

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của 3/4 khu vực tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao, chưa tận dụng hết dư địa để phát triển. Một số ngành có chỉ số lao động giảm 

Công tác thực hiện các dự án đầu tư công còn nhiều tồn tại, hạn chế; việc triển khai giải ngân vốn đầu tư công chậm, trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 19,5% so với kế hoạch năm 2022; tỷ lệ giải ngân thấp chưa thực sự tạo động lực dẫn dắt thúc đẩy kích cầu đầu tư xã hội.

Phát triển văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí là trung tâm văn hóa lớn của vùng và cả nước. Một số vấn đề bức xúc chậm được khắc phục; cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao còn bất cập, tình trạng quá tải ở các bệnh viện chậm được cải thiện.

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới

Bên cạnh những định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm đã nêu tại cuộc làm việc năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh một số nội dung sau:

Một là, không được có tâm lý chủ quan, lơ là; tiếp tục triển khai hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phục hồi và phát triển KTXH. Đặc biệt chú ý tới diễn biến phức tạp của dịch bệnh với các biến chủng mới (BA.4, BA.5); tập trung đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin cho các đối tượng theo quy định.Hai là, tập trung rà soát, bổ sung giải pháp, quyết tâm thực hiện đạt và vượt 19 chỉ tiêu KTXH năm 2022, nhất là chỉ tiêu về Tốc độ tăng trưởng GRDP từ 6%-6,5%. Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng thực hiện 51 chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố và Chương trình phục hồi, phát triển KTXH Thành phố.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Rà soát tổng thể, bổ sung giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Riêng đối với Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất: Đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh chủ động phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ tại cuộc họp Chính phủ chuyên đề ngày hôm qua, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bốn là, tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tăng cường phân cấp, phân quyền; phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Năm là, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng. Tập trung rà soát quy hoạch đô thị. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh cải cách hành chính. Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế; thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

Sáu là, quan tâm phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Thực hiện tốt chính sách người có công, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm hiệu quả.

Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm của TP. HCM ước tăng 3,82% (Từ mức giảm sâu ở quý 3 và quý 4 năm 2021 lần lượt là -24,97% và -11,64%, đến quý 1 và quý 2 năm 2022 tăng lần lượt lên 1,88% và 5,73%); trong đó, tốc độ tăng trưởng quý 2 tăng hơn 3 lần so với quý 1.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng ước đạt 24,9 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 34,2 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 2,18 tỷ USD, tăng 60,07% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm đạt 282 nghìn tỷ đồng, đạt 73,2% dự toán năm và tăng 20% so cùng kỳ.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch và dự kiến tới 30/6/2025 chúng ta có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM

Tin tức
Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Sáng ngày 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 ông, bà.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Tin tức