Thủ tướng yêu cầu dòng tiền phải "chảy" vào doanh nghiệp khởi nghiệp

Thứ ba, 18/07/2017 16:13 PM - 0 Trả lời

Sáng nay (18/7), Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đoàn kiểm tra do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, “Chúng ta làm tốt nhiều việc, nhưng một số việc cần quan tâm chỉ đạo toàn diện hơn, giải pháp mạnh hơn”.

(CLO) Sáng nay (18/7), Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đoàn kiểm tra do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta làm tốt nhiều việc, nhưng một số việc cần quan tâm chỉ đạo toàn diện hơn, giải pháp mạnh hơn”. [caption id="attachment_173588" align="aligncenter" width="1042"]Báo Công luận Chính phủ giao ngành Ngân hàng phấn đấu giảm lãi suất từ 0,5-1%. (Ảnh internet)[/caption] Còn 80 nhiệm vụ chưa hoàn thành Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, NHNN là đơn vị thứ 28 mà Tổ Công tác kiểm tra, là đơn vị thứ 4 đôn đốc về tốc độ tăng trưởng. "Điều hành chính sách tiền tệ 6 tháng đầu năm 2017 có sự chủ động linh hoạt thành công, mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định, tăng trưởng tín dụng hợp lý hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh. Góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. NHNN tham mưu Chính phủ tái cơ cấu tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn hệ thống", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận định.

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ giao cho NHNN hơn 470 nhiệm vụ, so với số lượng các bộ cơ quan ngang bộ thì số nhiệm vụ không lớn, nhưng quan trọng vì ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Đến nay, NHNN hoàn thành 397 nhiệm vụ, còn 80 nhiệm vụ chưa hoàn thành, trong đó 75 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn, 5 nhiệm vụ quá hạn. Buổi kiểm tra hôm nay, NHNN sẽ phải giải trình với tổ công tác về việc chậm trễ này.

Cần giải trình 6 vấn đề
Thông qua Tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc truyền đạt 6 vấn đề mà NHNN cần giải trình, đưa ra các giải pháp thực hiện tốt nhất. Thứ nhất, về tăng trưởng tín dụng, hạ lãi suất cho vay. Theo Chính phủ, đây là vấn đề quan trọng, mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải đạt được từ 18-20%, làm thế nào để có giải pháp huy động và cho vay. "Thủ tướng có nói tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương là tín dụng không nên "chảy" vào một số đại gia lớn, mà dòng tiền phải "chảy" vào doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác là đầu tư sản xuất, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. Năm 2016, cả nước có 110.000 doanh nghiệp thành lập mới, 6 tháng đầu năm có xấp xỉ 60.000 doanh nghiệp mới, nhưng số doanh nghiệp dừng hoạt động, đóng cửa cũng nhiều do các nguyên nhân như khó khăn về tiếp cận tín dụng, đất đai, chính sách… Nghị quyết phiên họp Chính phủ đã giao NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại phấn đấu giảm lãi suất từ 0,5-1%. “Tính toán phác thảo, dư nợ tín dụng của Việt Nam khoảng trên 5 triệu tỷ đồng, nếu giảm lãi suất 1% thì các doanh nghiệp dành được 50.000 tỷ đồng, cứ tính 5 đồng vốn 1 đồng lãi thì chúng ta đã có 10.000 tỷ đồng, riêng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã có 2.000 tỷ đồng và giúp tăng 0,25% GDP. Hay nợ công trong nước hiện khoảng 1 triệu tỷ đồng, nếu giảm lãi suất 1% thì tiết kiệm từ ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng dẫn chứng. Vấn đề thứ hai là xử lý nợ xấu. Muốn hạ lãi suất thì phải xử lý nợ xấu, nhưng không thể trong một chốc một lát. NHNN phải có giải pháp thực hiện sớm, thực hiện tốt Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết, có hướng dẫn cụ thể các tổ chức tín dụng từ việc bán tài sản bảo đảm, bán nợ xấu… “Không xử lý nợ xấu không thể hạ lãi suất”, Tổ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. Vấn đề thứ tư là vấn đề sở hữu chéo. Sau khi NHNN ban hành Thông tư 36 thì việc sở hữu chéo được kiểm soát tốt hơn, nhưng không phải không còn. Ví dụ trước thời điểm Thông tư 36 có hiệu lực, Vietcombank sở hữu 9,8% cổ phần MBB, 8,2% Eximbank, 5,26% SaigonBank và 4,6% OCB, thì đến thời điểm này Vietcombank vẫn đang nắm hơn 7,16% cổ phần MBB, 8,19% Eximbank, 5,07% OCB và 4,3% Saigonbank. Cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư 36, đây là giải pháp căn cơ. Thứ năm, NHNN cần tiếp tục quan tâm tới một số lĩnh vực. Qua tiếp xúc thì một số doanh nghiệp đang rất khó khăn với các thủ tục liên quan tới tài sản trên diện tích đất thuê. “Thống đốc tính toán thế nào để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, dù đất thuê nhưng tài sản trên đất làm sao có thể thế chấp để vay vốn”, Bộ trưởng nói. Mặt khác, liên quan tới Nghị định 67, tại Khánh Hòa có 17/54 trường hợp đủ điều kiện vay vốn đóng tàu nhưng ngân hàng không cho vay, ở Thanh Hóa cũng có một số trường hợp. Đồng thời chú ý triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao, không sử dụng ngân sách mà NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành gói tín dụng này với lãi suất thấp hơn thông thường. Thứ sáu, Thủ tướng lưu ý NHNN phải tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, an toàn cho người gửi tiền. “Chúng ta đang khuyến khích người dân thay vì sử dụng tiền mặt thì sử dụng các hình thức khác, nên việc bảo đảm an toàn là rất quan trọng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới lòng tin”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định: Với 6 nhiệm vụ mà Thủ tướng giao NHNN trong thời gian tới như: giảm lãi suất, thực thi Nghị quyết xử lý nợ xấu, đề xuất chủ trương huy động nguồn lực trong dân, giảm sở hữu chéo..., NHNN sẽ chỉ đạo quyết liệt để triển khai.

Bảo Quyên

Tin khác

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm
Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

Ukraine hoàn tất thỏa thuận thương mại với UAE

(CLO) Ukraine và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương, đặt nền tảng cho việc tăng cường đầu tư và thương mại giữa hai nước, theo Bộ Kinh tế Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp