Thừa Thiên Huế: Đầu tư gần 18 nghìn USD tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở đô thị và vùng ven biển

Thứ sáu, 28/07/2017 10:31 AM - 0 Trả lời

Trung tâm nghiên cứu và Phát triển xã hội vừa phối hợp với Trường đại học Potsdam - Đức và Viện nghiên cứu Môi trường-Hà Lan  tổ chức khởi động dự án Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở đô thị và vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sự kiện: lũ lụt

(CLO) Trung tâm nghiên cứu và Phát triển xã hội vừa phối hợp với Trường đại học Potsdam - Đức và Viện nghiên cứu Môi trường-Hà Lan  tổ chức khởi động dự án Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở đô thị và vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, dự án triển khai sẽ triển khai 2 hợp phần trong vòng 1,5 năm với sự tài trợ của Chương trình chống chịu toàn cầu. Trong đó, hợp phần Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở thành phố Huế, kinh phí gần 86 nghìn USD với các hoạt động như: đánh giá các giá trị thích nghi dựa vào hệ sinh thái thông qua việc phục hồi dòng chảy tự nhiên và khu vực thoát nước ở Thừa Thiên-Huế; đầu tư thí điểm vào việc cải tạo, duy trì hệ thống thoát nước, trữ nước tự nhiên ở thành phố Huế; tăng khả năng chống chịu với ngập lụt đô thị bằng cách tăng cường vai trò của phụ nữ trong quản lý lũ lụt... Báo Công luận

Sau một trận mưa dài, các tuyến đường TP Huế bị ngập nặng.

Hợp phần 2 là “Tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ở khu vực ven đầm phá” với tổng kinh phí 90 nghìn USD, với các hoạt động sau: Tăng cường trồng rừng ngập mặn vùng đầm phá; Tận dụng hệ sinh thái sẵn có, cải thiện khả năng chống chịu lũ lụt  vùng đầm phá và ven biển, giảm bớt xói lở… Bà Phạm Thị Diệu My, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển xã hội, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: Dự án nhằm nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng về vai trò của các hệ sinh thái tự nhiên trong việc cải thiện tình trạng ngập lụt hiện tại. Báo Công luận

Đường ngập ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

“Ở đô thị nếu biết tận dụng các hệ sinh thái tự nhiên như ao hồ để tăng khả năng thoát lũ thì nó sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Chúng tôi sẽ nạo vét khai thông một số hồ để cho thấy rõ ràng mức ngập lụt sẽ giảm đi nếu như nước được thông thoáng. Còn ở khu vực đầm phá thì quá trình lũ lụt thường kết hợp sự xói lở, nước dâng thì các khu vực rừng ngập mặn nó sẽ giúp cản trở, giảm bớt sức công phá của sóng rồi bảo vệ bờ biển giảm bớt xói lở, bà Diệu My chia sẻ.

Hữu Tin

Tin khác

Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến bao giờ?

Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến bao giờ?

(CLO) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, đợt nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1 - 2/5 nắng nóng có khả năng giảm dần.

Đời sống
Ngày nghỉ lễ đầu tiên có hơn 2.000 du khách xuất cảnh qua Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Ngày nghỉ lễ đầu tiên có hơn 2.000 du khách xuất cảnh qua Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

(CLO) Theo cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, ngày nghỉ đầu tiên dịp lễ 30/4 và 1/5 đã có hơn 2.000 du khách từ các tỉnh thành miền xuôi qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang du lịch ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Đời sống
Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Đời sống
Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống
120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) 120 giàn pháo hoa được lực lượng chức năng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá lắp đặt trước bờ biển đối diện sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn để chuẩn bị cho Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Đời sống