Thừa Thiên Huế phải biến di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực để phát triển

Thứ bảy, 25/03/2023 20:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Thừa Thiên Huế phải biến di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững".

Theo đó, vào chiều 25/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các đề xuất, kiến nghị để tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Dự buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương.

thua thien hue phai bien di san thanh tai san bien tiem luc thanh nguon luc de phat trien hinh 1

Thủ tướng yêu cầu Thừa Thiên Huế phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuyển đổi số. Ảnh: TTXVN

Quý I năm 2023, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt gần 4,9 nghìn tỷ đồng

Theo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Đáng chú ý, trong quý I năm 2023, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt gần 4,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ; thu ngân sách Nhà nước tăng 3,5%; công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 1,04% so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ; tổng lượng khách du lịch tăng hơn 2,1 lần, trong đó khách quốc tế tăng mạnh so với cùng kỳ.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ tỉnh một số nội dung như: Giúp tỉnh hoàn thành xây dựng "Đề án thành lập thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính Thừa Thiên Huế"; xây dựng mới Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế"; hỗ trợ, bổ sung kinh phí cho 2 dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, gồm tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế, cầu qua cửa biển Thuận An và Đê chắn sóng cảng Chân Mây (giai đoạn 2);

Cho phép tỉnh được áp dụng Khung chính sách đã thực hiện đối với dự án giai đoạn 1 để tiếp tục thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Kinh thành Huế (giai đoạn 2) và xem xét bổ sung nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện hoàn thành dự án; nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49; Đề án "Xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia";

Xem xét đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá một số dự án gồm: Nâng cấp hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế và Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

thua thien hue phai bien di san thanh tai san bien tiem luc thanh nguon luc de phat trien hinh 2

Về các đề xuất, kiến nghị của Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng đây đều là những đề xuất chính đáng, vì mục tiêu phát triển chung.

Xúc tiến các tập đoàn lớn, có thương hiệu đầu tư phát triển các tổ hợp mua sắm, vui chơi, giải trí

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của miền Trung và cả nước; là cửa ngõ tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Tỉnh có hệ thống hạ tầng, giao thông thuận lợi gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không và đường biển; có lợi thế phát triển kinh tế biển, đặc biệt là địa điểm du lịch hấp dẫn với nền văn hóa đặc sắc; nhiều cơ sở giáo dục, y tế chất lượng cao; 5 di sản thế giới…

Tuy nhiên, Thủ tướng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của Thừa Thiên Huế, trong đó chỉ rõ, kết quả phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; chất lượng tăng trưởng chưa bền vững; quy mô kinh tế còn nhỏ; các ngành, lĩnh vực chủ yếu còn gặp nhiều khó khăn; tỉnh chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.

Thời gian tới Thủ tướng yêu cầu, trước mắt, Thừa Thiên Huế phải làm tốt công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và ưu tiên của tỉnh; khẩn trương hoàn thành lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối thông suốt nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và quốc tế; đẩy mạnh phát triển hạ tầng chuyển đổi số; khẩn trương hoàn thiện và triển khai hiệu quả Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

thua thien hue phai bien di san thanh tai san bien tiem luc thanh nguon luc de phat trien hinh 3

Thủ tướng yêu cầu Thừa Thiên Huế xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Thủ tướng nhấn mạnh, tập trung xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn, đặc sắc, có điểm nhấn, tạo sự khác biệt mang nét đặc trưng riêng có; phát triển du lịch thông minh; gắn kết với tuyến du lịch "Con đường di sản miền Trung" và "Hành lang kinh tế Đông - Tây". Xúc tiến các tập đoàn lớn, có thương hiệu đầu tư phát triển các tổ hợp mua sắm, vui chơi, giải trí; các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh, du lịch nông nghiệp...

Thừa Thiên Huế cần huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển; nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn FDI. Xây dựng cơ chế, chính sách mở đường cho phát triển, thu hút đầu tư, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn trong nước và quốc tế. Tiếp tục thực hiện tốt giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực công nghệ, nhân lực số. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện gắn với đẩy mạnh phát hiện, bồi dưỡng giáo dục mũi nhọn, phát triển tài năng; xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Thừa Thiên Huế phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuyển đổi số. Cải cách thực chất các quy định về điều kiện kinh doanh. Thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe, giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển, làm giàu chính đáng; hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội…

"Thừa Thiên Huế phải biến di sản thành tài sản, biến tiềm lực thành nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững", Thủ tướng nhấn mạnh.

Bình Luận

Tin khác

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(CLO) Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ trong khu di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Tin tức
Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ để phát triển bền vững dòng sông Mekong

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững dòng sông Mekong.

Tin tức
Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

Bắc Ninh điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ chủ chốt các sở, ngành, địa phương

(CLO) Ngày 6/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương.

Tin tức
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm giải đáp nhiều vấn đề tại buổi tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 6/5, Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Tin tức
Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu được trưng bày đã khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần và ngành Hậu cần Quân đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức