Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!
(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.
Theo dõi báo trên:
Thuốc Molnupiravir là sản phẩm được phát minh tại Drug Innovations at Emory (DRIVE), LLC, một công ty công nghệ sinh học phi lợi nhuận thuộc sở hữu hoàn toàn của Đại học Emory và đang được phát triển bởi hãng dược phẩm Merck của Mỹ cộng tác cùng công ty Ridgeback Biotherapeutics của Đức.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn - Giáo sư Khoa Y, Đại học New South Wales (Australia), Giám đốc Chương trình Nghiên cứu di truyền dịch tễ học và loãng xương thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan cho biết, thuốc Molnupiravir đã nằm trong "radar" quan tâm của giới nghiên cứu cả năm qua.
"Đây có thể xem là thuốc đầu tiên đặc trị cho bệnh nhân COVID-19 được Merck nghiên cứu và bào chế. Molnupiravir là thuốc được điều trị cho bệnh cúm mùa, và nay được nghiên cứu cho bệnh nhân COVID-19" - Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho hay.
Về bản chất của loại thuốc này, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn phân tích, Molnupiravir là thuốc kháng virus (tức cùng "họ" với thuốc Remdesivir vốn đã được phê chuẩn cho điều trị COVID-19) nhưng cơ chế thì khác nhau. Theo mô tả của Merck, sau khi uống, Molnupiravir sẽ vào tế bào và hoán chuyển thành những mảng RNA.
Những mảng RNA này sẽ liên kết với các chất liệu di truyền (RNA) của virus, và làm vô hiệu hoá khả năng nhân bản của virus.
"Như vậy cơ chế của Molnupiravir khác với Remdesivir một chút. Trong khi Remdesivir làm chậm quá trình nhân bản của virus, thì Molnupiravir trực tiếp làm vô hiệu hóa quá trình nhân bản" - Giáo sư Tuấn nói.
Cũng theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thuốc Molnupiravir đã qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2a và cho ra kết quả có triển vọng tốt. Theo báo cáo trên MedrXiv, thử nghiệm trên 202 bệnh nhân bị nhiễm nCov và có triệu chứng.
Đến ngày thứ 5 nhóm được điều trị hoàn toàn không có ai có tải lượng virus, nhưng nhóm chứng (giả dược) thì 11% người vẫn còn tải lượng virus (P = 0.03). Nhưng nghiên cứu này có số lượng cỡ mẫu tương đối thấp.
Merck đã làm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 1218 người, và kết quả đã được báo cáo trong một hội nghị, nhóm dùng Molnupiravir có tỉ lệ giảm tải lượng virus 78.3%, so với nhóm được điều trị theo chuẩn hiện nay là 48.4% vào ngày thứ 5.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp.
Đồng thời, căn cứ kết quả đánh giá giữa kỳ của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir tại cơ sở y tế, Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM sẽ triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng, dự kiến bắt đầu vào 25/8/2021 tại TP.HCM.
Trong chương trình, các trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giải thích về chương trình, và sau khi đồng ý tự nguyện tham gia chương trình bằng văn bản, sẽ được phát 1 túi thuốc home-based care.
Cùng với túi thuốc là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế, Sở Y tế về tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với bác sĩ phụ trách, cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ.
Sau 5 ngày, tất cả bệnh nhân sẽ được đánh giá về tỉ lệ âm tính với virus SARS-CoV-2 và tỉ lệ bệnh không diễn tiến sang mức độ nặng hơn.
Trong suốt thời gian 14 ngày, bệnh nhân sẽ được theo dõi về triệu chứng của bệnh COVID-19 và các tác dụng phụ nếu có của thuốc.
Ngày 23/8, lô hàng thuốc kháng virus - thuốc Molnupiravir nhập khẩu đầu tiên với hơn 300.000 viên 200mg đủ cho hơn 7.500 liều về đến Việt Nam phục vụ điều trị F0 mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng ở TP.HCM.
(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.
(CLO) Nhiều nạn nhân của các vụ tai nạn do sạt lở đất, lũ lụt đã được điều trị thông qua hội chẩn trực tuyến. Đây là phương pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước lũ chia cắt nhiều địa phương, đi lại rất khó khăn.
(CLO) Sở Y tế TP HCM cho biết, nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ từ 6 - 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi cần phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin sởi trong 3 tuần còn lại của tháng 9.
(CLO) Hiện nay, số ca bị rắn cắn, động vật có độc cắn nhập viện tăng sau bão YaGi và lũ lụt ở miền Bắc.
(CLO) Ngày 10/9, Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này tiếp tục ghi nhận thêm 1 ca tử vong ở huyện Minh Hóa, nâng số ca tử vong do sốt xuất huyết lên 2 ca kể từ đầu năm 2024 đến nay. Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 1.163 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.