Thương hiệu Việt nhượng quyền ra thế giới: Vẫn chỉ là giấc mơ?

Thứ năm, 03/05/2018 08:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Qua nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu nội địa sẽ được xuất khẩu thông qua hệ thống với giá trị cao hơn rất nhiều lần so với việc chỉ bán nguyên liệu thô chưa qua chế biến hay bán sức lao động giá rẻ như Việt Nam vẫn làm lâu nay. 

Giấc mơ nhượng quyền ra thế giới của thương hiệu Việt

Thực tế đến nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp hiện thực hóa được mong muốn đưa sản phẩm, mô hình kinh doanh mang thương hiệu Việt Nam ra nước ngoài bằng con đường nhượng quyền. 

Bà Nguyễn Phi Vân, chuyên gia bán lẻ và nhượng quyền quốc tế, khẳng định bất kỳ mô hình, sản phẩm nào, từ đồ ăn đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đều có thể ra thế giới bằng con đường nhượng quyền. Có thể nhượng quyền các mô hình nhà hàng ẩm thực sang các nước trong khu vực, có thể xuất khẩu dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến các nước đã phát triển... Đây là cách để xuất khẩu giá trị, thương hiệu, đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam thay vì liên tục mua thương quyền từ nước ngoài như thời gian qua.

Ngược với làn sóng các thương hiệu quốc tế và khu vực ồ ạt đổ vào Việt Nam, hiện cũng đã có doanh nghiệp trong nước đưa các sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài qua hình thức nhượng quyền. Những bước chân đang khá lẻ loi và chầm chậm này nếu được hỗ trợ đúng mức sẽ có thể đi nhanh hơn, xa hơn. Nhà nước cần nghiên cứu tác động của ngành nhượng quyền đến nền kinh tế để có chiến lược rõ ràng, chương trình thiết thực. Nhượng quyền là cách nuôi dưỡng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, động lực của nền kinh tế lớn mạnh. Nếu có được điều này thì trong ba năm, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có được những mô hình, thương hiệu đủ mạnh để xuất khẩu bền vững.

Chương trình Thương hiệu Quốc gia được ra đời từ năm 2003 nhằm mục đích xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. Chương trình còn tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị "Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong". Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. 

Báo Công luận
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, tuy nhiên, vẫn phải núp bóng dưới các thương hiệu nổi tiếng thế giới để “xuất ngoại”. 

Quyết liệt hiện thực hóa tham vọng

Thực tế hiện nay, vẫn có đến 80% doanh nghiệp đầu tư chưa đến 5% doanh số cho việc phát triển thương hiệu. Do đó, sản phẩm Việt dù có chất lượng cao vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tăng cường quảng bá, giới thiệu tên thương hiệu của hàng hoá, của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng Internet. Đồng thời cần chú trọng đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước và quốc tế nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời. Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, xác định mục tiêu, nghiên cứu mục tiêu để có chiến lược tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, quan trọng hơn nữa là tập trung vào khách hàng thực chất của doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia kinh tế trong và cả ngoài nước cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam thành công hoàn toàn có thể ra thế giới. Việc đầu tiên là cần chắc chắn mình có thực sự muốn như vậy hay không. Sau đó là trả lời hàng loạt câu hỏi tiếp theo như kinh doanh có lời không? Đối thủ cạnh tranh là ai?... Quan trọng nhất là phải hiểu rõ về việc cam kết, bởi nhượng quyền tức là "đẻ" thêm một đứa con ở các nước, phải "hứa" chăm sóc suốt đời. Những vấn đề về mô hình, về quản trị... chỉ là vấn đề kỹ thuật, không khó thực hiện. Muốn ra thế giới thì chắc chắn phải mạnh ở Việt Nam. Có như vậy mới đủ tiềm lực, khả năng hỗ trợ đối tác ở nước ngoài khi có vấn đề. Ký hợp đồng cũng giống như ký vào tờ giấy kết hôn và phải cam kết trong suốt thời gian hôn nhân đó phải yêu, tin, chân thật và minh bạch với nhau.

Để có thể đưa thương hiệu Việt ra thế giới thì việc đầu tiên là doanh nghiệp phải có tham vọng này. Tiếp theo là phải hiểu người tiêu dùng tại quốc gia mình có ý định đến, biết rõ đối thủ trong ngành đang phát triển như thế nào. Nhưng hơn thế, trong thời đại công nghệ thay đổi chóng mặt và có thể mang lại lợi thế cho người đi sau, phải biết xây dựng một nền tảng (platform) để trên nền tảng này có thể phát triển nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau cho cùng một đối tượng khách hàng.

Bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp thì Nhà nước cũng phải bước cùng bằng những hỗ trợ thiết thực với tư duy mang tầm quốc gia. Theo đó, cần nhận thức một cách đầy đủ về vai trò của ngành nhượng quyền với nền kinh tế đất nước. Qua nhượng quyền, các sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu nội địa sẽ được xuất khẩu thông qua hệ thống với giá trị cao hơn rất nhiều lần so với việc chỉ bán nguyên liệu thô chưa qua chế biến hay bán sức lao động giá rẻ như lâu nay. Đồng thời, cần hỗ trợ về thông tin, pháp lý cho doanh nghiệp trong việc ra thế giới lẫn mua nhượng quyền từ nước ngoài về, tránh những mất mát, tổn thất do ngộ nhận. Bên cạnh đó, cũng cần có những quy định trong ngắn hạn về tỷ lệ hàng hóa, nguyên liệu có nguồn gốc Việt Nam để các doanh nghiệp có nền tảng, quy tắc tuân theo trong thời gian thực hiện.

Quan trọng hơn là cần phải thực hiện ngay bởi không còn nhiều thời gian khi chính phủ các nước đã có những bước đi vững chắc từ 4-5 năm trước. Việc chuẩn bị sớm, sẵn sàng này của các nước là lý do tạo ra làn sóng đổ bộ của các thương hiệu khu vực vào Việt Nam trong năm 2016-2017 vừa qua và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới. 

Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Phó Tổng thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia khẳng định, xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển thương hiệu cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, trên cơ sở phối hợp giữa thương hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý các thương hiệu địa phương sẽ tạo dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp.

Đồng thời, việc quảng bá thương hiệu quốc gia và các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia thông qua các kênh thông tin truyền thông đại chúng, chuyên ngành, các sự kiện thương mại quốc tế ở trong và ngoài nước sẽ giáo dục ý thức tự hào dân tộc bằng việc sử dụng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Nguyễn Nam

 

Tin khác

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm