Thương mại điện tử - hướng đi tích cực của doanh nghiệp nhưng còn nhiều nút thắt

Thứ ba, 22/03/2022 21:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Được biết điểm sáng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian qua là xu hướng tích cực chuyển đổi số của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các địa phương.

Những điểm nhấn đáng chú ý 

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT) ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến.

Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, về quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia.

Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong do đại dịch COVID-19 nhưng thương mại điện tử Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số. Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

thuong mai dien tu  huong di tich cuc cua doanh nghiep nhung con nhieu nut that hinh 1

Mua sắm Online đang là xu thế phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Dương Lâm

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường TMĐT càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường.

Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử. Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có hơn 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (số liệu này năm 2016 mới chỉ ghi nhận 32,7 triệu người).

Đồng thời với đó, TMĐT giúp người tiêu dùng thông qua internet để mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”, đồng thời, giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sản phẩm của mình đến tay khách hàng quốc tế.

Bên cạnh đó, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh thương mại điện  tử xuyên biên giới sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, cọ sát thực tế để hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp và giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.

TMĐT xuyên biên giới được phát triển trên nền tảng thương mại quốc tế truyền thống kết hợp với TMĐT đang trở thành trào lưu của các quốc gia có nền tảng thương mại điện tử phát triển như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... và lan rộng tới các quốc gia đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam...

Các giải pháp cấp bách

Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Nguyễn Ngọc Dũng nhìn nhận, dịch Covid-19 như một cú hích đẩy nhanh quá trình tăng trưởng của thương mại điện tử. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong các năm gần đây đạt khoảng 30-35%/năm.

"Đến nay, đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận internet, trong đó gần 50% người dùng Việt Nam đã mua sắm trực tuyến, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử và thanh toán mua hàng qua mạng", ông Nguyễn Ngọc Dũng thông tin.

thuong mai dien tu  huong di tich cuc cua doanh nghiep nhung con nhieu nut that hinh 2

Cần các giải pháp để thương mại điện tử phát triển. Ảnh minh hoạ

Thương mại điện tử có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 là cơ sở để các chuyên gia dự báo, lĩnh vực này sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thương mại, tiếp tục "bùng nổ" trong năm 2022 và tạo xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quá trình chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử còn gặp những hạn chế về nhận thức của không ít doanh nghiệp, những khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và thay đổi phương thức kinh doanh, khiến quy mô thương mại điện tử ở vùng sâu, vùng xa còn nhỏ; chi phí vận chuyển, giao hàng còn cao… Cùng với đó là vấn đề niềm tin và việc bảo mật thông tin của khách hàng…

Ông Đỗ Hữu Hưng, chuyên gia lĩnh vực thương mại điện tử khuyến nghị doanh nghiệp cần đẩy mạnh bán hàng đa kênh, đặc biệt với các sàn thương mại điện tử thay vì chỉ có một website hoặc chỉ có một fanpage Facebook như hiện nay. Mục tiêu hướng đến là người dùng ở đâu doanh nghiệp phải ở đó.

Liên quan tới các chính sách phát triển thương mại điện tử, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Nguyễn Ngọc Dũng mong muốn các chính sách cần mang tính khuyến khích thương mại điện tử phát triển, hạn chế tối đa các văn bản dưới luật thiếu tính nhất quán, các quy định chồng chéo được ban hành bởi nhiều bộ, ngành khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Với vai trò đầu mối của Bộ Công Thương về quản lý và phát triển thương mại điện tử, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải cho biết, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục mở rộng chương trình gian hàng Việt trực tuyến quốc gia; đồng thời tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trên phạm vi cả nước.

Dương Lâm

Bình Luận

Tin khác

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm
Giá vé máy bay tăng đột biến vì 'cõng' nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

Giá vé máy bay tăng đột biến vì "cõng" nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

(CLO) Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Việc quản lý giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tài chính - Bảo hiểm
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm