Thương mại điện tử: Cuộc đua khốc liệt về thời gian

Thứ năm, 29/11/2018 11:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi DHL tuyên bố giao hàng trong ngày, Lazada mở dịch vụ hoả tốc, Tiki Now giao trong 2 giờ thì Ship60 - một startup đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn tự tin cam kết giao trong 60 phút.

 

Báo Công luận
Sau giá cả, thời gian giao hàng cũng là yếu tố quyết định để người dùng chọn lựa sản phẩm của các doanh nghiệp thương mại điện tử (Ảnh TL) 

Cạnh tranh gay gắt

Sau giá cả, thời gian giao hàng cũng là yếu tố quyết định để người dùng chọn lựa sản phẩm của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Theo khảo sát của KPMG năm 2017 với hơn 18.000 người tiêu dùng tại 51 nước (trong đó có Việt Nam), 34% số người nói rằng thà đi mua trực tiếp còn hơn đặt hàng online vì sợ thời gian giao hàng quá chậm.

Bên cạnh đó, nếu là thực phẩm tươi sống, thời gian giao hàng là yếu tố "sống còn" với doanh nghiệp làm thương mại điện tử. Nhờ áp dụng công nghệ mới, các startup này có khả năng phát triển nhanh hơn, cung cấp các dịch vụ giao nhận linh hoạt hơn… những công ty giao nhận có quy mô thị trường lớn.

Cuộc cạnh tranh thời gian trên thị trường giao nhận thương mại điện tử ngày càng khắc nghiệt. Trong khi DHL tuyên bố giao hàng trong ngày, Lazada mở dịch vụ hoả tốc, Tiki Now giao trong 2 giờ thì Ship60 - một startup đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn tự tin cam kết giao trong 60 phút. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, 60 phút được coi là thử thách "khó nhằn", ngay cả dịch vụ giao nhanh của Amazon Prime cũng thường giao hàng trong 2 giờ.

Ông Phùng Khắc Huy, nhà sáng lập và là Tổng giám đốc Ship60, cho biết Ship60 đang ứng dụng các công nghệ máy học (Machine Learning), phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics) cùng với khai thác dữ liệu giao thông trên nền tảng Google Maps để dự đoán các khả năng có thể xảy ra trong mạng lưới giao thông. Dựa vào số lượng thông tin khai thác được, hệ thống Ship60 sẽ đưa ra lộ trình giao hàng hợp lý nhất qua các giải thuật tối ưu hóa đường đi cho nhân viên giao nhận Ship60.

Đây là cuộc đua tranh không tránh khỏi khi thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng. Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong 3 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến đã tăng 30% - tương đương mức trung bình năm 2017.

Thực tế, để rút ngắn thời gian giao hàng, bản thân các công ty phải đẩy mạnh đầu tư về hạ tầng công nghệ, nhân sự và mạng lưới ra nhiều tỉnh thành trên cả nước với chi phí tài chính ước tính ở mức vài chục triệu USD trở lên. Trong khi đó, theo tính toán của một công ty giao nhận, khi nào số lượng đơn hàng tăng lên ở mức 50.000 đơn/ngày thì mới hòa vốn và từ mức đó trở lên mới có lãi. Vì vậy hoạt động của các công ty giao nhận thường phải chịu lỗ trong 2 - 3 năm đầu hoạt động. Nguồn lực tài chính sẽ là câu chuyện đầu tiên để đặt ra bài toán sinh tồn cho đến thời điểm có lãi sau đó.

Hiện hạ tầng giao nhận hàng hóa ở VN mới ở thời kỳ đầu với đa phần các giai đoạn được xử lý thủ công. Vì vậy các DN vận tải đều sẽ phải đầu tư mạnh mẽ vào các hạ tầng tự động hóa, các hạ tầng nhà kho chuyên nghiệp, hạ tầng vận tải lớn bao gồm cả hàng không để sẵn sàng tăng tốc.

Ví dụ bản thân Giao hàng nhanh trong năm 2018 - 2021, đặt mục tiêu sẽ đầu tư 30 triệu USD để triển khai và vận hành 10 trung tâm phân loại hàng tự động, đầu tư vào hạ tầng 300.000 m2 nhà kho và hàng ngàn xe vận tải 2 - 15 tấn vận hành khắp cả nước để sẵn sàng cho giai đoạn cạnh tranh tiếp theo.

Báo Công luận
Dự đoán thị trường logistics sẽ ngày càng nhộn nhịp cùng sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước (Ảnh TL)

Tiềm năng dành cho ngành logistics vẫn còn rất lớn

Ở Việt Nam, dù cuộc đua mới bắt đầu và đang nóng hơn bao giờ hết, tiềm năng dành cho ngành logistics vẫn còn rất lớn. Theo tính toán của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics tại Việt Nam còn khá cao trong khu vực - khoảng 16,8%, so với Châu Á Thái Bình Dương (12,5%), Thái Lan (15%), Singapore (8,5%).

Tuy nhiên, ngành logistics của Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa thể được đánh giá là chuyên nghiệp. Hiện nay các hãng vận chuyển lớn đang sử dụng mô hình truyền thống ảnh hưởng đến thời gian vận hành. Đặc biệt, còn thiếu việc ứng dụng các nền tảng công nghệ - vốn là nền móng mà các hãng vận chuyển hàng đầu thế giới ứng dụng để tối ưu toàn bộ quy trình vận hành.

Mô hình giúp các doanh nghiệp giao nhận tận dụng tối ưu lượng phương tiện lưu thông sẵn có, tiết kiệm chi phí điều hành và quản lý nhân viên hay loại bỏ hoàn toàn mô hình bưu cục, trạm thu nhận - điều các mô hình giao nhận truyền thống chưa làm được.

Theo dự đoán của Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trên 30% của thương mại điện tử Việt Nam có thể sẽ được duy trì tới 2020. Con theo nghiên cứu của Google & Temasek, đến năm 2025, Việt Nam sẽ có thị trường thương mại điện tử trị giá 7,5 tỷ USD. Với dự đoán thị trường logistics sẽ ngày càng nhộn nhịp cùng sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, ông Huy cho rằng công nghệ là điểm cốt lõi để các doanh nghiệp giành lợi thế trong cuộc đua này.

Đức Minh

Tin khác

Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Petrovietnam tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), vừa qua, đồng chí Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có chương trình làm việc tại TP. Điện Biên Phủ nhằm triển khai các hoạt động truyền thông và an sinh xã hội tại địa phương.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kon Tum: Xe ô tô khách vận chuyển hơn 1 tạ thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Kon Tum: Xe ô tô khách vận chuyển hơn 1 tạ thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CLO) Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum vừa phát hiện xe ô tô khách vận chuyển 116kg ức gà đông lạnh và thịt cuộn xông khói đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thương hiệu xe hơi hạng sang của Nga tiếp quản nhà máy lớn của Toyota

Thương hiệu xe hơi hạng sang của Nga tiếp quản nhà máy lớn của Toyota

(CLO) Hôm 7/5, Quyền Bộ trưởng Bộ Công thương Nga Denis Manturov cho biết một nhà máy có trụ sở tại St. Petersburg trước đây thuộc sở hữu của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota đã được bàn giao cho nhà sản xuất ô tô cao cấp Aurus (Nga).

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinamilk hướng về Điện Biên

Vinamilk hướng về Điện Biên

(CLO) Cách đây hơn một tuần, những đoàn xe Vinamilk & Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã vượt hơn 650km đường đèo để đưa 78.500 hộp sữa đến với gần 1.500 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Nậm Vì, tỉnh Điện Biên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng SJC tăng chóng mặt, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng đấu thầu

Giá vàng SJC tăng chóng mặt, Ngân hàng Nhà nước giảm khối lượng đấu thầu

(CLO) 9h30 sáng nay (8/5), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC. Trên thị trường, giá vàng SJC tăng chóng mặt lên mức 87,5 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp