Thủy điện xả lũ, cảnh báo lũ chồng lũ

Thứ năm, 29/10/2020 19:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc xả lũ của các nhà máy thủy điện trong những năm gần đây khiến không ít người lo ngại bởi ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Trước tình hình mưa bão chưa chấm dứt cũng khiến sức chứa các hồ đập thủy điện quá tải.

Tháng 9/2019 tại Hà Tĩnh sau mưa lớn, thủy điện Hố Hô xả lũ khiến 2 xã bị cô lập hoàn toàn. Ảnh: TL

Tháng 9/2019 tại Hà Tĩnh sau mưa lớn, thủy điện Hố Hô xả lũ khiến 2 xã bị cô lập hoàn toàn. Ảnh: TL

Mối lo khi thủy điện xả lũ

Ngoài mục tiêu phát điện, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, trật tự, an toàn xã hội... ở khu vực hạ du hồ chứa. 

Mặc dù vậy, nhìn từ thực tế việc xả lũ của các nhà máy thủy điện trong những năm gần đây khiến chúng ta lo ngại. Năm 2018, một số nhà máy thủy điện tại Nghệ An xả lũ đã khiến nhiều vùng dân cư bị ngập nước, sạt lở đường giao thông, trôi cầu cống, sạt lở đất đá, trôi nhà dân…

Sau sự cố ấy, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã thực tế kiểm tra và các nhà máy thủy điện đã phải bồi thường, hỗ trợ cho những hộ dân thiệt hại để ổn định cuộc sống và sản xuất. Tiếp đến, tháng 5/2019, thủy điện Nậm Nơn ở Tương Dương (Nghệ An) xả lũ đã làm một người dân tại xã Xá Lương bị chết đuối.

Tháng 9/2019 tại Hà Tĩnh sau mưa lớn, thủy điện Hố Hô xả lũ khiến 2 xã bị cô lập hoàn toàn: Phương Điền và Phương Mỹ; 6 xã ngập cục bộ gồm Hòa Hải, Hương Giang, Hương Thủy, Gia Phố, Hương Trạch, Lộc Yên khiến hàng nghìn ha lúa và Bưởi Phúc Trạch chưa thu hoạch có nguy cơ mất trắng.

Cảnh báo nguy cơ lũ chồng lũ

Hiện nay, toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã đưa vào vận hành khai thác 54 thủy điện bậc thang (7.025MW) và 156 thủy điện nhỏ (1.565MW); đang thi công xây dựng 11 dự án bậc thang (704MW) và 72 dự án thủy điện nhỏ (859 MW); đang nghiên cứu và đã quy hoạch 7 dự án bậc thang (843MW) và 160 dự án thủy điện nhỏ (1.525MW).

Mưa lớn và kéo dài như hiện nay, có thể sẽ có thêm các nhà máy thủy điện khác ở khu vực miền Trung phát thông báo xả lũ.

Mới đây, mưa lớn sau bão số 9 khiến nhiều thủy điện đồng loạt xả lũ, làm mực nước các con sông vượt trên báo động 3, Quảng Ngãi và Quảng Nam bắt buộc phải di dời dân vùng trũng.

Hiện nay, hồ thủy điện Đăk Đrinh đang xả lũ với lưu lượng 1.680 m³/s; hồ chứa nước Nước Trong 1.100 m³/s. Điều này đã khiến cho mực nước trên các sông tiếp tục lên cao trong 6-12 giờ tới.

Lãnh đạo huyện Đại Lộc cho biết, nếu thủy điện Đăk Mi 4 xả lưu lượng trên 5000 m³/s thì có khoảng 80% trong tổng 150.000 hộ dân bị ngập. Nhà ngập sâu khoảng 1,5 m, nhà ngập ít 0,5 m.

Trước tình hình mưa lớn trên diện rộng, các hồ thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có thông báo xả lũ. Theo báo cáo, lúc 7h sáng 29/10, mực nước hồ Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đạt mức 29,28m. Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đang điều tiết xả lũ qua tràn với lưu lượng xả là 30m3/s.

Thủy điện Hố Hô ( huyện Hương Khê), do mưa lớn nước đổ về nhiều nên đơn vị này đã xả qua tràn ở mức 773m3/s, qua tổ máy phát điện 33m3/s. Hồ Ngàn Trươi (huyện Vũ Quang), lúc 8h sáng nay đơn vị quản lý cũng đã tiến hành xả lũ với lưu lượng từ 40m3/s - 350m3/s.

Do mưa lớn, Công ty CP Thủy điện Hương Sơn cũng vừa phát ra thông báo bắt đầu xả tràn nước lũ từ 13h chiều 29/10 với lưu lượng từ 10 - 60m3/s, qua tổ máy phát điện 8,7m3/s. Mưa lớn cùng với việc hồ chứa thủy điện xả lũ đã làm gia tăng thêm tình hình ngập úng tại các địa phương ở miền Trung.

Trước đó, từ ngày 16-18/10, các nhà máy thủy điện bản Ang, khe Bố huyện Tương Dương, Chi Khê huyện Con Cuông (Nghệ An) trên lưu vực sông Cả đều đã phát thông báo xả lũ để đảm bảo an toàn hồ chứa. Lưu lượng nước xả lũ ở các thủy điện này lần lượt là 200-500m3/s, 500-1000m3/s, 500-800m3/s và có thể tiếp tục tăng thêm.

Lãnh đạo UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết, đáng  lo ngại nhất là vùng dân cư thấp ven sông, khe suối dễ bị ngập úng. Thực tế, quá trình xả lũ của nhiều nhà máy thủy điện phía trên đã khiến nhiều diện tích sản xuất, công trình dân sinh, nhà cửa bị ngập hoặc ảnh hưởng.

Mặt trái của thủy điện khiến chính quyền địa phương luôn phải “đứng giữa” áp lực về các chủ trương xây dựng thủy điện và những đòi hỏi bức thiết đời sống của người dân.

Theo các chuyên gia đánh giá, nước là tài nguyên ngày càng hiếm, nếu không tích trữ lại để sử dụng, sẽ trôi ra biển, gây lãng phí nhiều không chỉ trong nông nghiệp. Song, việc xây dựng các thủy điện trong tương quan giữa môi trường, cũng cần được cẩn trọng hơn.

TS Vũ Thanh Ca, khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhận xét, việc xây dựng các hồ chứa luôn kèm theo việc xây dựng một hệ thống hạ tầng đính kèm, bao gồm nhà quản lý, biến áp, đường sá cũng như có thể yêu cầu bố trí quỹ đất để tái định cư.

Việc này sẽ gây ra phá rừng. Ngoài ra, việc san đồi núi tạo các mặt bằng xây dựng có thể làm gia tăng mức độ bất ổn định của các khối đất đá, làm gia tăng khả năng trượt lở đất.

Tuy nhiên, TS. Ca cũng nhấn mạnh rằng hiện nay phát triển hệ thống hạ tầng giao thông cần được thực hiện ở các vùng núi cao, như vậy việc xây dựng đường của các thủy điện có thể coi một phần là đóng góp phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, cần nghiên cứu đánh giá các tác động tích cực cũng như tiêu cực của việc xây dựng hạ tầng thủy điện và có biện pháp quản lý phù hợp.

Ngày 29/10, Bộ Công Thương đã có công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục nhanh nhất hậu quả do bão số 9 gây ra. Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu đối với các chủ đập thủy điện:

Liên tục kiểm tra, đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước… và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có) để có biện pháp và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời đảm bảo an toàn công trình, hạn chế tối đa áp lực cho các công trình ở hạ du khi phải xả lũ.

Triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực hạ du, đặc biệt là hệ thống thông tin liên lạc, quan trắc, cảnh giới tại khu vực nguy hiểm (hệ thống loa, còi, phát thanh, đèn, cột thủy trí, biển báo…) đảm bảo cảnh báo kịp thời đến chính quyền, người dân khu vực chịu ảnh hưởng nhất là trong các tình huống xả lũ khẩn cấp.

Dương Lâm

Tin khác

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội chỉ đạo khẩn

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội chỉ đạo khẩn

(CLO) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong, nhiều người bị thương tại Đồng Nai.

Đời sống
Hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

Hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

(CLO) Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
'Lần thứ 6 đến Trường Sa, tôi vẫn mong đến đảo thật nhanh để gặp các chiến sĩ'

"Lần thứ 6 đến Trường Sa, tôi vẫn mong đến đảo thật nhanh để gặp các chiến sĩ"

(CLO) Giảng viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Nguyễn Thị Anh Đào cho biết: "Đây là lần thứ 6, tôi đến thăm quần đảo Trường Sa, cũng như những lần trước đó chúng tôi đều biểu diễn hết mình, mỗi lần đến thăm đều có một cảm xúc mới và tất cả mọi người đều mong đến đảo thật nhanh để gặp các chiến sĩ".

Đời sống
Phát hiện tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, nhồi nhét hành khách

Phát hiện tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, nhồi nhét hành khách

(CLO) Tài xế xe khách mang biển kiểm soát Thanh Hoá không những bị lực lượng chức năng phát hiện vi phạm nồng độ cồn mà còn nhồi nhét quá 31 người so với quy định.

Đời sống
Quảng Ninh: Để du lịch Hạ Long hè 2024 ấn tượng mạnh mẽ hơn trong lòng du khách

Quảng Ninh: Để du lịch Hạ Long hè 2024 ấn tượng mạnh mẽ hơn trong lòng du khách

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thành phố Hạ Long đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu người dân và du khách. Đối với địa phương, đây còn là dịp tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt hơn, thu hút nhiều hơn du khách đến với Hạ Long trong mùa du lịch hè năm nay.

Đời sống