Tiền mặt bằng: Áp lực ngàn cân với cơ sở mầm non tư thục

Chủ nhật, 12/04/2020 07:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đa phần các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ tư thục có quy mô nhỏ, vốn ít, phải thuê mặt bằng. Hơn 3 tháng nay không có nguồn thu nên đứng trước nguy cơ giải tán cơ sở.

Áp lực tiền thuê mặt bắng với cơ sở giáo dục mần mon tư thục

Đã 3 tháng nay các cơ sở giáo dục mầm non tư thục không có khoản thu nào. Các trường buộc cắt lương để giảm nguồn chi. Tuy nhiên, còn đó tiền mặt bằng, tiền đóng bảo hiểm xã hội cùng nhiều khoản chi khác để vệ sinh trường học đang là gánh nặng thách thức sự tồn tại của các cơ sở giáo dục này.

Cô Trần Ngọc Nhung, chủ cơ sở mầm non Thỏ Trắng (Đống Đa, Hà Nội) được chủ nhà giảm hẳn 50% chi phí thuê mặt bằng. Cô Nhung phấn khởi: “Trong bối cảnh dịch Covid-19, chủ nhà chủ động giảm 50% tiền nhà  là sự động viên này rất kịp thời”. Giống như cô Nhung, cô Hà chủ cơ sở mầm non Bé Yêu (Ba Đình, Hà Nội) được chủ nhà giảm cho 30% tiền thuê nhà trong các tháng có dịch Covid-19.

Theo cô Dương Thi Nho thì tiền mặt bằng quyết định sự tồn tại hay không của các cơ sở mầm non, nhóm trẻ tư thục (ảnh TL).

Theo cô Dương Thi Nho thì tiền mặt bằng quyết định sự tồn tại hay không của các cơ sở mầm non, nhóm trẻ tư thục (ảnh TL).

Không may mắn như cô Nhung, cô Hà nhiều trường hợp đã buộc giải tán cơ sở, rao bán đồ dùng dạy học vì không đủ tiền để trang trải chi phí. Nhiều trường hợp đi không được, ở không xong. Tâm sự với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, cô giáo Nguyễn Tú Hoa (Hà Nội) chủ của hai cơ sở mầm non cho biết, tiền mặt bằng hàng tháng cô phải trả lên đến 24 triệu đồng. Nếu bình thường thì cô phải nộp 3 tháng tiền nhà. Tuy nhiên vì không có nguồn thu, đến nay cô không biết vay mượn đâu để trả tiền mặt bằng.

Cô đã trao đổi với chủ nhà về việc trả lại mặt bằng nhưng không được đồng ý. Chủ nhà không cho cô chuyển đi. “Giờ đi không được, ở không xong” cô Hoa nói như muốn khóc. Nếu giải tán cơ sở sau này xin thành lập mới càng phức tạp hơn. Thủ tục để thành lập một cơ sở mầm non tư thục phải qua nhiều khâu, rất mất nhiều thời gian. 

Đã nhiều tháng nay, các cơ sở nhà trẻ tư thục đóng cửa không đón trẻ (ảnh minh họa - Minh Triết).

Đã nhiều tháng nay, các cơ sở nhà trẻ tư thục đóng cửa không đón trẻ (ảnh minh họa - Minh Triết).

Cùng chung cảnh ngộ, cô Lê Thanh Bé, chủ của 3 cơ sở mầm non ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Tiền thuê nhà mỗi cơ sở 70 triệu đồng/tháng. Nhiều lần cô tìm cách thương lượng với chủ nhà, nhưng chưa có kết quả. “Sự chia sẻ của chủ nhà lúc này là vô cùng quý giá”. Cô Bé đã khó, bạn của cô còn khó khăn hơn khi mới đầu tư hai cơ sở mầm non ở Khu đô thị Thành phố Tương lai (Bắc Từ Liêm), tiền mặt bằng hàng tháng một cơ sở  100 triệu đồng, tiền đầu tư gần 2 tỉ đồng nhưng từ Tết đến nay không tuyển sinh được.

Giáo dục tư thục cần sự hỗ trợ từ các chủ cho thuê mặt bằng

Cô Dương Thị Nho, chủ của hệ thống trường mầm non tư thục Bé Thông Minh (Bắc Từ Liêm) cho biết, để các cơ sở mần non tư thuc tồn tại được trong đại dịch như này thì điều cần thiết nhất là được chủ nhà chia sẻ về vấn đề thuê sàn hoặc thuê mặt bằng, thuê nhà. Đây là vấn đề quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của cơ sở mầm non tư thục. Ngoài ra, các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi hoặc giảm lãi suất. Được nhận gói hỗ trợ thất nghiệp trong thời gian tạm dừng hoạt động.

Qua tìm hiểu, có thể thấy chi phí cố định tốn kém nhất của các doanh nghiệp giáo dục hiện giờ là tiền thuê địa điểm. Vì chiếm từ 20-35% chi phí hoạt động của một doanh nghiệp giáo dục. Nếu doanh nghiệp giáo dục bị đổ vỡ thì đây là một trong những nguyên nhân chính. Do đó, bên cạnh các chính sách hỗ tợ của nhà nước thì cần thiết sự chung tay của cả xã hội trong đó có các chủ cho thuê mặt bằng. Đối với các cô hiện nay, một sự hỗ trợ dù nhỏ cũng là một nguồn động viên rất lớn để vượt qua gia đoạn khó khăn này.

Giáo dục mầm non tư thục đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách (ảnh minh họa - Minh Triết).

Giáo dục mầm non tư thục đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách (ảnh minh họa - Minh Triết).

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng thông tin, dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, lĩnh vực GD&ĐT cũng không nằm ngoài tác động đó. Theo ước tính của ngành Giáo dục, riêng chi phí lương cho 103.863 cán bộ quản lý, giáo viên ngoài công lập theo mức lương bình quân tối thiểu vùng là 400 tỷ/tháng; chi phí thuê mặt bằng của 3.702 cơ sở giáo dục ngoài công lập  từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến cao đẳng sư phạm, đại học cũng từ 450-500 tỷ đồng/tháng.

Ngoài ra, còn các chi phí cho công tác tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh trong nhiều tháng qua và các chi phí khác chưa thống kê hết được. Trên cơ sở thống kê, rà soát những khó khăn, thiệt hại và kiến nghị, đề xuất của các cơ sở giáo dục, ngày 18/3/2020, Bộ đã có văn bản báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục quốc dân.

Cụ thể, miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán, nộp các khoản thuế năm 2019 và miễn các khoản thuế phát sinh trong quý 1 và 2 năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập. xét trợ cấp, miễn bảo hiểm xã hội, y tế,  thất nghiệp đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong quý 1 và 2 năm 2020. Đề xuất gói tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất 0% áp dụng cho đối tượng là các cơ sở giáo dục ngoài công lập vay với mục đích duy trì hoạt động thường xuyên nhằm có nguồn vốn chi trả hoạt động và lương để người lao động yên tâm công tác, tiếp tục có động lực, niềm tin đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà.

Đồng thời xem xét hỗ trợ chi phí vệ sinh phòng dịch, tiêu độc, khử trùng đối với toàn bộ các cơ sở giáo dục để giảm các chi phí phát sinh trong công tác phòng, chống bệnh Covid-19 và bổ sung nguồn hỗ trợ các Sở GD&ĐT tổ chức xây dựng bài giảng điện tử, trực tuyến dùng chung.

Minh Triết

Tin khác

Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

Các trường quân đội áp dụng thêm hai phương thức tuyển sinh mới

(CLO) Năm 2024, các trường quân đội có một số đổi mới trong tuyển sinh. Trong đó, thí sinh có thêm hai phương thức xét tuyển khi đăng ký dự tuyển.

Giáo dục
Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

(CLO) Để hạn chế các tai nạn thương tích xảy ra với học sinh, thời gian qua ngành Giáo dục huyện Chư Pưh đã tích cực phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng cường các kỹ năng sống, những hoạt động này được các em và phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng.

Giáo dục
Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục