Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Bán trường Ams là suy nghĩ rất chín chắn của tôi!

Thứ hai, 22/06/2020 14:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện quan điểm bán trường Ams cho tư nhân của tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận và có nhiều ý kiến ủng hộ.

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) đang khiến dư luận chú ý với ý kiến bán trường Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Ams) hoặc đưa nó về một trường công bình thường.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng đây là quan điểm được ông suy nghĩ rất chín chắn. Mặc dù hiện có nhiều quan điểm phản đối nhưng tiến sĩ Nguyễn Đức Thành vẫn bảo vệ quan điểm của mình.

Ý kiến bán trường Ams đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên cần thiết phải được nghiên cứu một cách có hệ thống không chỉ trường này mà hệ thống các truyền chuyên hiện nay có còn phù hợp (ảnh Trinh Phúc).

Ý kiến bán trường Ams đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên cần thiết phải được nghiên cứu một cách có hệ thống không chỉ trường này mà hệ thống các truyền chuyên hiện nay có còn phù hợp (ảnh Trinh Phúc).

Theo đó, để đề xuất bán trường Ams hoặc đưa trường Ams trở thành trường học bình thường, vị này đã đưa ra 4 lập luận:  Thứ nhất, mô hình trường chuyên là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.

Giả định bố mẹ các bạn học sinh nghèo lại học kém sẽ phải đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn và đó cũng đó là một giả định. Như vậy, mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.

Những gia đình nhà giàu cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia.

Thứ hai, mô hình này sẽ chấp nhận được nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn.

Như mô hình Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.

Thứ ba, việc bố mẹ phải “tác động” để con mình có bảng điểm không thể đẹp hơn tức bảng điểm toàn điểm 10 hoặc làm cách nào đó để con mình đeo trên người đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu.

Không loại trừ có tiêu cực khi học tại Trường chuyên như Hà Nội – Amsterdam để cha mẹ đạt được mục đích cho con.

Điều này cho thấy việc lo cho con được học ở Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo lớn hơn phần họ đã bỏ ra để nhờ vả. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều thứ hai ở trên.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành vốn là cựu học sinh chuyên lý của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành vốn là cựu học sinh chuyên lý của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Cuối cùng, mục đích của trường chuyên lớp chọn như Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam đã hết vai trò lịch sử của nó.

Trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, trường chuyên được mở ra để chọn được những người trí tuệ để xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Việc hình thành các trường chuyên đào tạo ra không ít gà nòi tham gia các cuộc thi trên thế giới như kỳ thi Toán, Lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ đất nước vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ và cũng mong muốn có nguồn tài trợ từ nước ngoài vào.

Từ 4 lập luận trên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh, "niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình Trường chuyên Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học ngôi trường này.

Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.

Với tất cả niềm tự hào là một học sinh Trường chuyên Ams, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường chuyên Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư".

Trinh Phúc (Ghi)

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục