Tiến sĩ Trần Du Lịch: Nền kinh tế cần có động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng

Thứ tư, 19/09/2018 10:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Phân tích những thách thức của nền kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, trong trước mắt, điều đáng lo ngại là nguy cơ nền kinh tế "mất đà" tăng trưởng từ quý IV/2018 và tốc độ tăng trưởng giảm dần từ quý I/2019.

 

Báo Công luận
 

Trong hai ngày 18-19/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018: Tình hình và triển vọng.

Diễn đàn nhằm cung cấp thông tin để các đại biểu Quốc hội có căn cứ đánh giá, chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV xem xét, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.

Phát biểu tại Diễn đàn, Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, về cơ bản trong năm 2018 các chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực vẫn là chủ đạo, bốn mục tiêu kinh tế vĩ mô gồm tăng GDP; ổn định giá cả; tăng việc làm, giảm thất nghiệp và xuất khẩu ròng trong năm 2018 vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cần có động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng trong các năm tiếp theo. 

Phân tích những thách thức của nền kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, trong trước mắt, điều đáng lo ngại là nguy cơ nền kinh tế "mất đà" tăng trưởng từ quý IV/2018 và tốc độ tăng trưởng giảm dần từ quý I/2019; nền kinh tế luôn tiềm ẩn sự bất ổn vĩ mô; chủ trương tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng được xác định trong Chiến lược 10 năm 2011-2020, nhưng đến nay về cơ bản chưa có sự chuyển biến đáng kể... 

Gợi ý một số chính sách, giải pháp để nền kinh tế Việt Nam đổi chiều tăng trưởng trong giai đoạn phát triển mới, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, bài toán kinh tế Việt Nam hiện nay phải giải được mục tiêu "kép" chất lượng và số lượng cùng với ưu tiên thực hiện các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, chất lượng tăng trưởng, cũng cần đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong trung và dài hạn.

Việc chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất gắn với việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm cần được xem là quan điểm chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam.

Đồng thời, chuyển dần từ tư duy “kinh tế tỉnh” sang phát triển các Vùng kinh tế, trước mắt cần nâng cao vai trò các Vùng kinh tế trọng điểm; tiếp tục cải cách đồng bộ nền hành chính công bao gồm thể chế hành chính, bộ máy tổ chức và con người. Đây cần được xem là khâu đột phá của đột phá để xử lý những điểm nghẽn, huy động nguồn lực cho phát triển, khâu đột phá trong quá trình xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển. 

 Nguyễn Mạnh

Tin khác

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

Cắt giảm 5.000 nhân sự, nhưng chi phí nhân công của Thế Giới Di Động (MWG) vẫn tăng vì sao?

(CLO) Trong quý 1/2024 Thế Giới Di Động cắt giảm thêm gần 5.000 người, nhưng tổng chi phí nhân sự của đơn vị vẫn gia tăng vì sao?

Tài chính - Bảo hiểm
3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

3 cổ phiếu họ nhà Lilama bị huỷ niêm yết bắt buộc

(CLO) 3 mã cổ phiếu ngành xây dựng, bất động sản thuộc ‘họ’ Lilama chuẩn bị bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tài chính - Bảo hiểm
Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm
Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

(CLO) CTCP Cơ Điện Lạnh (Mã REE) công bố BCTC quý 1/2024 với lợi nhuận chỉ đạt 548,9 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm