Tiếp nhận nhà đầu tư FDI có chọn lọc để giảm áp lực cho doanh nghiệp nội

Thứ hai, 17/06/2019 07:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các đại biểu Quốc hội, mặc dù dòng vốn FDI đang tăng kỷ lục nhưng Việt Nam cần chọn lọc dự án và nhà đầu tư chứ không nên tiếp nhận đầu tư bằng mọi giá. Đồng thời, không nên ưu đãi quá nhiều cho khối FDI, sẽ khiến các DN trong nước khó cạnh tranh.

Không nên ưu đãi quá nhiều cho khối FDI, sẽ khiến các DN trong nước khó cạnh tranh. (Ảnh TL)

Không nên ưu đãi quá nhiều cho khối FDI, sẽ khiến các DN trong nước khó cạnh tranh. (Ảnh TL)

Theo đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh), từ năm 2018 đến 2019 đã diễn ra làn sóng FDI đổ vào Việt Nam, với sự dẫn đầu của Trung Quốc có số lượng dự án đầu tư cao.

"Vấn đề đặt ra là chúng ta phải kiểm soát FDI vào Việt Nam như thế nào. Chúng ta phải làm sao để chọn lọc nhà đầu tư có công nghệ tốt, đảm bảo yếu tố môi trường, phải lập hàng rào kỹ thuật để ngăn ngừa những công nghệ lỗi thời, chọn lọc những công nghệ tốt", đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị.

Theo PGS. TS Nguyễn Mạnh Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp (DN), khi các DN chuyển sang Việt Nam sẽ tác động không nhỏ tới DN trong nước.

Thứ nhất, khi dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm kiếm đối tác bản địa để liên kết, hợp tác. Liệu DN Việt Nam có đủ sức liên kết hay không?

PGS. TS Nguyễn Mạnh Quân chia sẻ kết quả khảo sát tại một địa phương với 200 DN đóng thuế đầy đủ thì cho thấy, số DN có khả năng trở thành đối tác của các DN nước ngoài chỉ khoảng 20%. Các DN khác chỉ cố gắng để trụ lại, tồn tại trước áp lực cạnh tranh của DN nước ngoài. Trong số 20% DN đó, chỉ có 1 DN ứng dụng đổi mới sáng tạo có hiệu quả.

“Khi không tự chủ được, DN Việt Nam dễ bị đối tác ngoại dẫn dắt, làm chủ. Thế là dòng vốn chuyển vào Việt Nam nhưng dòng lợi nhuận lại chuyển đi. Điều đó khiến Việt Nam trở thành nước đi làm thuê, không phát triển lên được ngang tầm với DN ngoại”, ông Quân lo ngại.

Cũng theo chuyên gia kinh tế này, hiện chưa có cơ chế ràng buộc để giữ lại tiền cũng như công nghệ của DN ngoại ở lại Việt Nam. Điều này khác với Trung Quốc, khi DN nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc thì công nghệ bị rơi vào tay DN Trung Quốc ngay.

Thứ hai, khi DN ngoại vào đầu tư sẽ thu hút nguồn nhân lực của DN Việt Nam. Nguồn nhân lực của DN Việt vốn đã yếu, lại bị hút sang DN nước ngoài thì DN Việt Nam thêm khó khăn.

Việc lựa chọn DN và dự án FDI càng bức thiết hơn bởi dù vốn đầu tư nhiều nhưng đóng góp của DN FDI vào tăng trưởng GDP chỉ 18%, thu ngân sách chỉ 14%... Có đến hơn một nửa trong tổng số 16.000 DN FDI khai báo lỗ, thậm chí mất vốn nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh.

Minh Thùy

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp