Tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giải quyết an sinh xã hội

Thứ tư, 19/07/2017 19:00 PM - 0 Trả lời

Với kinh nghiệm gần 30 năm giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông”, Agribank luôn tích cực đồng hành cùng ngành Ngân hàng triển khai chính sách tín dụng  tiếp tục hướng dòng vốn vay đến các lĩnh vực ưu tiên cần khuyến khích theo các Nghị quyết của Chính phủ, góp phần hỗ trợ tăng trưởng bền vững nền kinh tế và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

(NB&CL) Với kinh nghiệm gần 30 năm giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông”, Agribank luôn tích cực đồng hành cùng ngành Ngân hàng triển khai chính sách tín dụng  tiếp tục hướng dòng vốn vay đến các lĩnh vực ưu tiên cần khuyến khích theo các Nghị quyết của Chính phủ, góp phần hỗ trợ tăng trưởng bền vững nền kinh tế và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tiên phong triển khai mạnh mẽ các chương trình tín dụng ưu đãi Tính đến 31/5/2017, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt 800.000 tỷ đồng, trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và chiếm hơn 50% thị phần dư nợ lĩnh vực này của toàn ngành Ngân hàng. Agribank tiên phong triển khai mạnh mẽ các chương trình trọng điểm của Chính phủ, NHNN như cho vay phục vụ chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41 và 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ; cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 63,65,68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Chính phủ; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và thông tư 14/2009/TT-NHNN của NHNN; Cho vay gia súc, gia cầm theo văn bản số 1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012; Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư số 11 của Ngân hàng Nhà nước; Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Cho vay tái canh cà phê khu vực Tây Nguyên; Cho vay xây dựng nông thôn mới… Agribank quyết tâm đi đầu thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nền nông nghiệp hiện đại, an toàn, phát triển bền vững. Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch” vì sức khỏe cộng đồng, trong đó có rất nhiều đối tượng, các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch vay vốn từ Agribank, dư nợ đến nay đạt khoảng 16.000 tỷ đồng. Riêng năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, Agribank đã thực hiện 12 đợt giảm lãi suất cho vay, triển khai 4 gói tín dụng ưu đãi lãi suất trên toàn quốc, với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay thông thường từ 0,5-1,5%/năm để hỗ trợ các đối tượng khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. [caption id="attachment_173821" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận
Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank chiếm trên 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và chiếm hơn 50% thị phần dư nợ “Tam nông” của toàn ngành Ngân hàng.[/caption] Tuy là ngân hàng thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, mỗi năm bằng tài chính của mình, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng khách hàng, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đây là sự cố gắng nỗ lực rất lớn của Agribank khi vừa đảm trách nhiệm vụ chính trị của NHTM Nhà nước, vừa hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tập trung mở rộng tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng Tăng trưởng tín dụng phải gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, an toàn, hiệu quả. Nhận thức rõ điều này, trong thời gian tới, Agribank đề ra mục tiêu cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ, quán triệt các chi nhánh trên toàn hệ thống tập trung mở rộng tín dụng, kiểm soát chất lượng tín dụng. Agribank đẩy mạnh huy động vốn, tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân đối với các lĩnh vực ưu tiên đó là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp. Agribank tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN như Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; Chính sách phát triển thủy sản; Chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay tái canh cà phê… Agribank chủ trương tiết giảm chi phí hoạt động để tham gia chương trình tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo chủ trương của Chính phủ, NHNN và của Agribank; đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án trọng điểm quốc gia, công trình cấp bách… Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp. Agribank ban hành đồng bộ chính sách ưu đãi về lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí thanh toán, phí dịch vụ và các chính sách khác để khách hàng có thể sử dụng nhiều gói sản phẩm, dịch vụ có tính liên kết. Để giữ vững vị trí số 1 trên thị trường tín dụng “Tam nông”, khơi thông dòng chảy nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, Agribank xây dựng chiến lược đưa vốn và dịch vụ ngân hàng đến từng hộ sản xuất, liên kết hợp tác với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và đặc biệt là phối kết hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương cấp cơ sở để đồng hành cùng doanh nghiệp và hộ sản xuất trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Lần đầu tiên trong quy chế cho vay khách hàng, Agribank đã mạnh dạn dành riêng một phần quy định về “cho vay hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn” trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh… Agribank xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đó là tiếp tục cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng đầu tư tín dụng cho “Tam nông” thông qua đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc như về hạn mức vay vốn, kỳ hạn trả nợ, tài sản thế chấp… đồng thời đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, nhất là khách hàng khu vực nông thôn; triển khai mô hình “Ngân hàng lưu động” để đưa vốn đến tay người nông dân được thuận lợi hơn, chi phí thấp hơn, tăng tính chủ động đối với khách hàng trong giao dịch với Agribank. Mới đây nhất, nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về thực hiện các giải pháp về lãi suất, đồng thời chia sẻ, hỗ trợ khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiếp tục hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Agribank kể từ ngày 10/07/2017,  Agribank thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo TT39/2016/TT-NHNN có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Bên cạnh đó, Agribank tiếp tục chủ động, mở rộng và đa dạng các hình thức huy động vốn; thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có cơ sở giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; áp dụng mức thu phí hợp lý đối với các khoản phí được thu theo quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện và chia sẻ khó khăn đối với khách hàng.
Là ngân hàng duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, đến nay, Agribank có quy mô về tổng tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng; mạng lưới 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch; đội ngũ cán bộ hơn 40.000 người. Agribank luôn xác định hai mục tiêu quan trọng là: một là, lợi nhuận nộp ngân sách, đảm bảo tiền lương cho người lao động và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị; hai là, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phục vụ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng. Agribank hiện đang tích cực triển khai 7 chính sách tín dụng đối với “Tam nông “ và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tổng dư nợ đến 30/4/2017 đạt 817.607 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, Agribank đã thực hiện 12 đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các đối tượng khách hàng, triển khai 5 gói tín dụng ưu đãi lãi suất trên toàn quốc với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay thông thường từ 0,5 - 1,5%/năm.

PV

Tin khác

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

Ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát – Sản phẩm thân thiện vì môi trường xanh

(CLO) Là đơn vị tiên phong trong sản xuất các loại ván gỗ công nghiệp tại Gia Lai, nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp Vĩnh Phát đang sản xuất, bán ra thị trường nhiều chủng loại, kích thước, vân gỗ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vé máy bay tăng đột biến vì 'cõng' nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

Giá vé máy bay tăng đột biến vì "cõng" nhiều thuế, trách nhiệm thuộc về ai?

(CLO) Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí, lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết: Việc quản lý giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.

Tài chính - Bảo hiểm
Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

(CLO) Hôm nay (4/5), giá vàng SJC lập kỷ lục mới ở mức gần 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh đấu thầu vàng bị huỷ 3 phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

Vĩnh Hoàn (VHC) chậm công bố BCTC, bị HoSE nhắc nhở

(CLO) CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố BCTC Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm