Tỉnh Hưng Yên kiến nghị giao chỉ tiêu biên chế giáo viên đảm bảo việc dạy học Chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ bảy, 08/04/2023 18:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoài ra, tỉnh Hưng Yên còn kiến nghị quan tâm ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho giáo viên, nhằm ưu tiên và hỗ trợ đảm bảo thu nhập cho giáo viên.

Sáng 8/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Báo cáo Đoàn giám sát về tình hình triển khai đổi mới giáo dục phổ thông tại tỉnh Hưng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Duy Hưng cho biết: Tỉnh Hưng Yên đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

tinh hung yen kien nghi giao chi tieu bien che giao vien dam bao viec day hoc chuong trinh giao duc pho thong moi hinh 1

Hiện nay nhiều tỉnh cho biết thiếu biên chế giáo viên phục vụ dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới (ảnh nguồn internet).

Công tác thông tin, tuyền truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương tiện, mang lại hiệu quả, nhận được sự đồng thuận từ phụ huynh học sinh và xã hội về triển khai chương trình. 

Tỉnh đã tích cực chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

Tích cực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức đầy đủ quan điểm, chủ trương đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kiên định mục tiêu đổi mới, linh hoạt ở phương pháp triển khai.

Công tác tập huấn, bồi dưỡng được chú trọng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệm vụ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình mới.

Các cơ sở giáo dục đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện đổi mới công tác quản lý, quản trị nhà trường theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt và tự chủ của nhà trường, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cơ sở vật chất được tăng cường, các nhà trường đảm bảo đầy đủ sách giáo khoa và cơ bản có đủ thiết bị dạy học.

Đến nay, việc tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hưng Yên được thực hiện theo đúng kế hoạch; đã tổ chức biên soạn, in ấn tài liệu giáo dục địa phương các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10.

Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại tỉnh Hưng Yên cùng còn một số khó khăn, hạn chế.

Trong đó, số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục bậc THCS công lập của tỉnh còn thiếu so với định mức giáo viên/lớp. Năm học 2022 - 2023 toàn tỉnh thiếu 882 giáo viên các cấp.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở một số cơ sở giáo dục chưa đồng bộ.

Việc biên soạn tài liệu địa phương còn gặp khó khăn trong in ấn, phát hành do công tác đấu thầu. Việc bồi dưỡng, tập huấn giáo viên thông qua hình thức trực tuyến ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng…

Để việc triển khai đổi mới giáo dục phổ thông trong thời gian tới thuận lợi và đạt hiệu quả, tỉnh Hưng Yên kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho giáo viên, nhằm ưu tiên và hỗ trợ đảm bảo thu nhập cho giáo viên.

Kiến nghị Chính phủ giao chỉ tiêu biên chế giáo viên đảm bảo đáp ứng việc dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; xem xét, triển khai một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị định 116 quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Tỉnh Hưng Yên đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền tạm thời chưa áp dụng tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập; Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành quy định về định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông…

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trao đổi nhiều nội dung đề nghị tỉnh Hưng Yên đánh giá, làm rõ thêm như: Việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện;

Công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận, công tác tiếp nhận ý kiến của xã hội về triển khai đổi mới; những khó khăn, vướng mắc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá;

Công tác thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương; công tác tuyển dụng giáo viên, chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy các môn học mới, dạy học tích hợp; giải pháp khắc phục thiếu trường lớp, thiếu thiết bị dạy học; Mức độ xã hội hoá giáo dục của địa phương…

Đại diện UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh Hưng Yên đã báo cáo làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát đặt ra.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Các quốc gia đều quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ. Đầu tư cho giáo dục, khoa học công nghệ là đầu tư khôn ngoan cho sự phát triển.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo là của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, không phải của riêng ngành giáo dục.

Với tỉnh Hưng Yên, ông Trần Thanh Mẫn lưu ý: Địa phương có nhiều mô hình, cách làm tốt, cần tổng kết, nhân rộng. Những vấn đề hạn chế, tồn tại cần tiếp tục phân tích, tìm nguyên nhân để quan tâm đầu tư xử lý.

Trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính trong giáo dục và đào tạo. Tăng cường bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nâng cao hơn nữa nhận thức cho đội ngũ giáo viên, bởi thầy tốt thì có trò tốt; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ; thu hút nguồn lực cho giáo dục.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng nhấn mạnh: Hưng Yên cần đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành.

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm ở các cơ sở giáo dục. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong ngành.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền mạnh mẽ về Nghị quyết 29, Nghị quyết 88, Nghị quyết 51, những vấn đề có liên quan đến giáo dục và đào tạo để xã hội, nhân dân đồng tình ủng hộ. Cuối cùng là đổi mới trong quản lý giảng dạy, học tập, tạo động lực phát triển toàn diện ngành giáo dục…

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vì sao TP HCM có hơn 16.000 học sinh không thi vào lớp 10 công lập?

Vì sao TP HCM có hơn 16.000 học sinh không thi vào lớp 10 công lập?

(CLO) Có 16.252 học sinh trên địa bàn TP HCM không tham gia dự thi tuyển sinh lớp 10, chiếm tỷ lệ 14,15% (năm 2022 là 14,33%, năm 2023 là 15,35%), với nhiều lý do.

Giáo dục
Lịch thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại Hà Nội mới nhất

Lịch thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại Hà Nội mới nhất

(CLO) Ngày 8/6 và 9/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tại Hà Nội được tổ chức. Đây là kỳ thi được đánh giá có tính cạnh tranh rất cao.

Giáo dục
Ninh Bình: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi và giáo viên tiêu biểu năm học 2023-2024

Ninh Bình: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi và giáo viên tiêu biểu năm học 2023-2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình đã tuyên dương, khen thưởng 165 học sinh và 53 giáo viên tiêu biểu, có thành tích trong năm học 2023-2024.

Giáo dục
TP HCM công bố số thí sinh dự thi lớp 10, tỷ lệ chọi của các trường tăng mạnh

TP HCM công bố số thí sinh dự thi lớp 10, tỷ lệ chọi của các trường tăng mạnh

(CLO) Dựa vào thông tin về số lượng thí sinh dự thi, cùng chỉ tiêu được Sở Giáo dục & Đào tạo TP HCM công bố trước đó, học sinh, phụ huynh có thể tính được “tỷ lệ chọi” vào lớp 10 của từng trường.

Giáo dục
TP HCM: Tỷ lệ chọi vào trường Phổ thông Năng khiếu cao nhất trong 6 năm

TP HCM: Tỷ lệ chọi vào trường Phổ thông Năng khiếu cao nhất trong 6 năm

(CLO) Năm 2024, trường Phổ thông Năng khiếu tuyển sinh 595 chỉ tiêu cho 7 lớp 10, tỷ lệ chọi trung bình khoảng 1/6,5. Tỷ lệ chọi này cao hơn so với mức 1/5,2 của năm ngoái và cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.

Giáo dục