“Tinh thần không sợ khó, không sợ nguy hiểm… dám dấn thân của báo chí là rất cao”

Thứ năm, 28/12/2017 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Lễ trao giải Báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2017” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 2/1/2018, tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội) và được THTT trên sóng Đài THVN. Trước thềm Lễ trao Giải, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc phỏng vấn nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ HNBVN, Phó Trưởng Ban thường trực BTC Giải về những kết quả đạt được trong mùa Giải đầu tiên này.

+ Thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Lò đã nóng lên rồi củi tươi vào cũng phải cháy đã thể hiện sự kiên quyết không gì thể lay chuyển của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nayGiải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phído Hội Nhà báo Việt Nam và y ban T.Ư MTTQVN phối hợp tổ chức và trao Giải vào dịp này chính là một hành động thiết thực để góp phần vào hiệu quả của công cuộc quan trọng này, thưa ông?

- Nhà báo Trần Bá Dung: Đúng như vậy. Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phído Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban T.Ư MTTQVN phối hợp tổ chức theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư. Giải được tổ chức, đã khẳng định sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với báo chí; khẳng định vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của báo chí; nhất là vai trò xung kích trên mặt trận đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí… Đồng thời cũng là sự đánh giá những gì báo chí đã làm được trong công cuộc tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà Đảng và Nhà nước ta đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện.

Báo Công luận
NB Trần Bá Dung 
+ Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phítrong lần đầu tiên được tổ chức đã đạt được kết quả như thế nào, thưa ông?

- Nhà báo Trần Bá Dung: Giải kể từ khi phát động đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương cũng như sự quan tâm ủng hộ của công chúng trên cả nước. Số lượng tác giả, tác phẩm và cơ quan báo chí tham gia là khá đông, với hơn 1.000 tác phẩm gửi dự thi, cho thấy sự hưởng ứng và thực tế báo chí đã vào cuộc mạnh mẽ như thế nào.

Nhiều cơ quan báo chí có những loạt bài công phu, đeo bám những vụ việc lớn, dài hơi, phức tạp (như báo Nhân Dân, báo Tuổi  Trẻ, Thanh Niên, VTV, VOV, báo điện tử VietnamNet, VietnamPlus, v.v….).

Về chất lượng, hầu hết tác phẩm thể hiện rõ tính chất điều tra, phát hiện, dám nói, dám viết và có lập luận, tư liệu vững chắc. Nghiệp vụ điều tra của phóng viên và sự chỉ đạo của các Ban Biên tập là rất rõ và chắc chắn. Tinh thần không sợ khó, không sợ nguy hiểm… dám dấn thân của báo chí là rất cao.

Với tinh thần làm việc khẩn trương, khách quan và công tâm, qua nhiều vòng bình xét từ Hội đồng sơ khảo đến Hội đồng chung khảo, trong số 40 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo đã chọn ra được 32 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải, gồm: 2 giải A, 7 giải B, 10 giải C và 13 giải khuyến khích.

+ Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa, sức lan tỏa của những tác phẩm tham dự Giải năm nay?

- Nhà báo Trần Bá Dung: Tôi nghĩ đây là những tác phẩm sẽ có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội, không chỉ đã mà còn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng.

Theo đánh giá của các thành viên giám khảo, nhìn chung chất lượng các tác phẩm tham dự Giải tương đối tốt, đã phản ánh kịp thời chủ trương, chính sách quyết tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng và Nhà nước, đặc biệt thể hiện trên các vụ việc tiêu điểm trên cả nước; trong đó có nhiều đề tài thời sự nóng” được đề cập, phản ánh tốt, cho thấy sự hiện diện của báo chí trong tất cả các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.

Bên cạnh đó, điểm nổi bật trong việc tổ chức Giải năm nay là Ủy ban T.Ư MTTQ luôn theo dõi báo chí, động viên báo chí (cụ thể là các bài báo liên quan đến phát hiện đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí) và lấy thông tin từ báo chí để phản hồi, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm về những vụ việc cụ thể. Điều đó có nghĩa là báo chí chống tham nhũng không phải chỉ có tiếng nói của báo chí mà sẽ trở thành tiếng nói của Mặt trận và các tổ chức thành viên với chính quyền để cùng “đeo bám” sự việc. Tránh tình trạng các sự việc báo chí nêu bị rơi vào im lặng... Điều đó cho thấy sự ủng hộ và vào cuộc mạnh mẽ của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nên đã góp phần quan trọng đưa lại thành công cho Giải.

Báo Công luận

BTC Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí” họp bàn thống nhất các công tác phục vụ tốt cho Lễ trao Giải sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 2/1 tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội. Ảnh: Quang Định.


+
 Bên cạnh những hiệu quả đạt được, Giải còn điều gì cần rút kinh nghiệm trong lần tổ chức đầu tiên nàythưa ông?

- Nhà báo Trần Bá Dung: Giải thu hút sự tham gia của nhiều tờ báo ở Trung ương, tuy nhiên, sự tham gia của các báo địa phương chưa nhiều, chưa đa dạng nội dung, hình thức để thể hiện được công cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang nổi lên từng ngày. Mặt khác, mảng bài phòng chống lãng phí vẫn còn ít tác phẩm tham dự. Không ít tác phẩm dự thi mới dừng lại ở mức phản ánh các vụ việc tiêu cực, chưa đưa ra được nhiều các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí cụ thể.

Chất lượng các tác phẩm chưa đồng đều, sự chênh lệch giữa Trung ương và địa phương còn lớn, sự khác biệt từ cách tiếp cận - triển khai vấn đề đến ngôn ngữ, hình thức thể hiện... Bên cạnh các tác phẩm tốt vẫn còn một số tác phẩm làm sơ sài, thiếu đầu tư chọn lọc, thể hiện cũ mòn … Vì vậy, các cơ quan báo chí cần quan tâm động viên hội viên nhà báo tham gia nhiều hơn, tránh tình trạng chỉ tập trung ở một số báo nhất định và đặc biệt cần quan tâm đến chất lượng cả về nội dung và hình thức các tác phẩm…

+ Khi “ngọn lửa” của công cuộc chống tham nhũng đang hừng hực cháy, khi niềm tin của người dân cả nước vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước đang lên caothì vai trò, trách nhiệm của báo giới chúng ta góp phần vào mặt trận này càng cần được tăng cường. Và điều này sẽ cần tiếp tục được hiện thực hóa trong Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí những mùa giải sau như thế nào, thưa ông?

- Nhà báo Trần Bá Dung: Chúng ta sẽ tiếp tục phát huy những kết quả của Giải trong lần tổ chức đầu tiên này và thẳng thắn đánh giá, nhìn nhận những mặt còn hạn chế để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện Giải ở những mùa tiếp sau. Trong đó, rõ ràng chúng ta còn phải và cần phải đề cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của báo giới trong việc góp phần vào mặt trận này cả về tinh thần cũng như chất lượng nghiệp vụ báo chí để đưa lại hiệu quả nhiều hơn cho Giải.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ngọc Lành (Thực hiện)

 

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội