Tác phẩm "Không gian văn hóa vỉa hè Hà Nội đi về đâu?":

Tình yêu thương với văn hoá kẻ chợ

Thứ năm, 06/10/2022 16:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong tiết trời thu tháng 10 của Hà Nội, ngắm những con phố với những "Quán cóc liên xiêu một câu thơ", đọc những tác phẩm và gặp gỡ nhà báo Lại Tấn đồng tác giả của loạt bài viết “Không gian văn hóa vỉa hè Hà Nội đi về đâu?" quả là một cảm giác rất thú vị. 

Văn hóa vỉa hè từ lâu đã được xem là nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội, rất nhiều du khách đến Hà Nội đều thấy sự cuốn hút riêng biệt của nét văn hóa này. Những người con xa Hà Nội khi đi xa cũng không khỏi bồi hồi nhớ về những lần được tản bộ ngồi vỉa hè thưởng thức những món ăn ẩm thực, cùng tính cộng đồng dân cư nơi vỉa hè.

Tôi có dịp ngồi cùng nhà báo Lại Tấn đồng tác giả của Loạt bài “Không gian văn hóa vỉa hè Hà Nội đi về đâu?” gồm 5 kỳ vừa được trao giải A tại Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, lần thứ V - năm 2022 để nghe anh chia sẻ về đứa con tinh thần của mình.

tinh yeu thuong voi van hoa ke cho hinh 1

Nhà báo Lại Tấn - đồng tác giả của loạt tác phẩm “Không gian văn hóa vỉa hè Hà Nội đi về đâu?"

Một tác phẩm kỳ công

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về công tác tuyên truyền Chương trình 06-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” và theo Kế hoạch số 88-KH/TU về việc tổ chức Giải báo chí về Phát triển văn hóa và Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh lần V - 2022), dưới sự chỉ đạo của Ban biên tập báo Kinh tế và Đô thị, Ban Văn hoá - Đời sống tổ chức tuyên truyên khá nhiều tin bài về các nội dung liên quan đến vấn đề xây dựng văn hóa, con người Tràng An xưa và Hà Nội nay.

Đặc biệt, tổ chức các loạt bài biểu dương những việc làm tốt, mô hình hay trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; cất giữ những dấu ấn đặc biệt, là di sản của một thời kỳ khó khăn nhưng đáng nhớ của Thủ đô. Nhà báo Lại Tấn và cộng sự đã dành nhiều thời gian xây dựng ý tưởng, đề cương, thu thập thông tin để thực hiện loạt bài “Không gian văn hóa vỉa hè Hà Nội đi về đâu?”.

"Ý tưởng thực hiện tác phẩm này tôi đã ấp ủ từ rất lâu. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chứng kiến Hà Nội đổi thay. Mỗi sự thay đổi của Hà Nội, tôi đều quan sát, suy nghĩ. Vấn đề vỉa hè cũng vậy, có người sẽ nhìn thấy những nét đẹp về văn hoá, có người sẽ nhìn thấy những tồn tại hạn chế. Với tôi, vỉa hè Hà Nội có một đời sống riêng, như một thực thể sống của đô thị. Chính vì vậy, quá trình thực hiện tác phẩm vừa là những hồi ức, kỷ niệm của quá khứ được đúc kết lại, khai thác tư liệu, phỏng vấn những chuyên gia văn hoá, đô thị để có góc nhìn đa chiều, vừa áp dụng các nghiệp vụ báo chí để đi thực tế...", anh Lại Tấn chia sẻ.

Tác phẩm “Không gian văn hóa vỉa hè Hà Nội đi về đâu?” không chỉ đưa ra các thông tin về lịch sử hình thành của vỉa hè Hà Nội, mà còn khẳng định những nét quyến rũ của vỉa hè thể hiện rõ văn hóa kẻ chợ chỉ có ở mảnh đất nghìn năm văn hiến. Ngoài ra, các tác giả cũng cung cấp đến bạn đọc những thông tin đời sống như: Vấn đề mưu sinh trên vỉa hè, cuộc tranh giành sang nhượng ngầm từng mét vuông đất ở những địa điểm vỉa hè hái ra tiền; và hình ảnh nhếch nhác, mất trật tự cần được chấn chỉnh…

Loạt bài cũng chú trọng thông tin về các quy định quản lý vỉa hè của Hà Nội theo thời gian, đặc biệt là thí điểm sử dụng để tổ chức kinh doanh vỉa hè ở 5 tuyến phố khu vực trung tâm như: Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Phụng Hiểu, một đoạn của Phùng Hưng. Loạt bài không chỉ gợi mở mà còn cùng các chuyên gia góp tiếng nói đưa ra các giải pháp để Hà Nội có thể giữ được nét đẹp văn hóa riêng nhưng vẫn quản lý vỉa hè một cách văn minh.

Kỷ niệm về nhiều lần say trà đá...

Tác phẩm “Không gian văn hóa vỉa hè Hà Nội đi về đâu?” dành nhiều nội dung để đặc tả ẩm thực Hà Nội, điều đặc biệt trong văn hoá ẩm thực nơi này là hầu hết những quán hàng ngon, lâu đời và nổi tiếng đều là quán vỉa hè. Có thể kể đến phở gánh Hàng Chiếu, bún đậu Gốc đa, cháo lòng Ô Quan Chưởng, Phở Thìn Đinh Tiên Hoàng...

Phần đông những người Hà Nội quan niệm, món càng ngon càng phải lê la vỉa hè. Chẳng thế mà, ngồi tụm ba tụm bảy, cười nói rôm rả, chen chúc trong cái bụi bặm của đường phố, đông đúc của dòng người qua lại không biết từ khi nào đã gắn với cái thú ăn chơi của người Hà Thành.

"Người nơi khác tới muốn tìm hiểu về ẩm thực Hà Thành hẳn sẽ tò mò và ngạc nhiên lắm về cái thú ăn bình dân như kiểu chợ quê giữa lòng Thủ đô hiện đại. Nhưng rồi lại thấy thích thú khi được trải nghiệm văn hóa đặc sắc ấy cùng bạn bè khi thưởng thức những món ngon, đúng vị", tác giả cho biết.

tinh yeu thuong voi van hoa ke cho hinh 2

Vỉa hè là cuộc sống không gian trung chuyển giữa nhà và phố, không quá ồn ào nhưng cũng không bình lặng, không đơn giản thuần nhất nhưng cũng không lộn xộn hay thiếu trật tự.

Theo nhà báo Lại Tấn, có rất nhiều kỷ niệm khi thực hiện loạt bài này. Một trong những ấn tượng đáng nhớ là nhiều lần say trà đá. Trong 1 ngày tác nghiệp, tôi đi gần 20 quán trà đá, uống no bụng và loạng quạng đi về. Kinh doanh trà đá phần lớn là phụ nữ đã có tuổi, họ ngồi góc nhỏ ở bến xe, bệnh viện; góc phố hay thậm chí cạnh một bốt điện cao thế. Họ là những người lao động chân chính, hiền lành nhưng ít khi nói ra những khó khăn, vất vả công việc của mình, đặc biệt không thích chụp ảnh.

Bắt chuyện với họ đôi khi đề cập đến những vấn đề không trong bài viết. "Như một lần ngồi uống trà đá ở Quán Thánh. Đi trời nắng nhiều, tôi uống 3 cốc trà đá, trong hơn 1 tiếng đồng hồ, lan man hỏi chuyện người phụ nữ bán hàng từ chuyện nhà cửa, con cái đến chuyện tâm linh (vì hôm đó gần ngày mùng 1)… rồi mới hỏi được họ về cuộc sống mưu sinh nơi vỉa hè; hay có những người phụ nữ bán trà đá mưu sinh hơn 30 năm ở góc phố Bà Triệu, từ thế hệ này sáng thế hệ khác", anh Lại Tấn nói.

Nhà báo Lại Tấn cho biết anh và cộng sự viết bài này trong khoảng thời gian dài, mỗi ngày viết một chút, ghi chép lại những gì mình đã đi, trải nghiệm và thu thập được. Thách thức lớn nhất là đôi khi không kịp nhớ, từ câu chuyện mình từng được nghe làm thế nào viết ra được - thể hiện trên tác phẩm báo chí đa phương tiện để hấp dẫn bạn đọc. 

Hà Nội đã tham gia vào mạng lưới Thành phố Sáng tạo, Hà Nội đang vươn mình hòa nhập với các Thủ đô hiện đại khác nhưng không vì thế xóa đi văn hóa kẻ chợ vốn là nét riêng của nơi này. Vỉa hè không làm hình ảnh của Hà Nội xấu đi mà là cách quan tâm và quản lý hiệu quả mới là điều cần bàn tính đến.

"Thực tế thì văn hoá vỉa hè gắn với quản lý có rất nhiều. Không thể tự nhiên mở ra một bãi trông giữ xe trên vỉa hè; người dân cũng không thể tự do kinh doanh trên vỉa hè được. Thời gian qua, Hà Nội cũng đã thí điểm các tuyến vỉa hè kiểu mẫu trên phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng... điều này cho thấy văn hoá vỉa hè gắn với quản lý luôn được chính quyền TP quan tâm, triển khai. Điều quan trọng nhất vẫn là công tác quản lý, ý thức của người dân có duy trì được hay không", nhà báo Lại Tấn cho hay.

Với một lòng yêu mảnh đất ngàn năm văn hiến nồng nàn, nhà báo Lại Tấn chia sẻ ý tưởng cho tác phẩm tiếp theo vẫn đang ấp ủ nhưng đề tài vẫn sẽ gắn liền với những điều gần gũi của văn hoá Hà Nội...

Phan Hoài Giang

Bình Luận

Tin khác

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son lịch sử rực sáng nhất trong thế kỷ XX, các cơ quan báo chí đã thực hiện những chiến dịch thông tin đặc biệt, quy mô, toàn diện, phong phú về nội dung, đặc sắc về hình thức được phủ sóng trên tất cả các nền tảng để làm sống lại những ngày tháng hào hùng không thể quên của dân tộc.

Nghề báo
Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(CLO) Chiều 6/5 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai đã họp triển khai công tác tổ chức Giải. Tham dự và đồng chủ trì buổi họp có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ…

Nghề báo
Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện).

Nghề báo
Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) là kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Báo chí thế giới cũng đã dành cho sự kiện này sự quan tâm đặc biệt.

Nghề báo
Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo