Tòa án áp dụng xét xử trực tuyến là không trái với quy định pháp luật

Thứ ba, 21/09/2021 19:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, từ thực tiễn nhiều nước đã thực hiện xét xử trực tuyến và thực tế dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động xét xử trực tiếp, việc Tòa án áp dụng xét xử trực tuyến là không trái với quy định pháp luật và phù hợp với thực tiễn.

Chiều 21/9/2021, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo của Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC) về đề nghị tổ chức phiên tòa trực tuyến.

toa an ap dung xet xu truc tuyen la khong trai voi quy dinh phap luat hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Báo cáo tại phiên họp, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ cho biết, phiên tòa trực tuyến là việc tổ chức phiên tòa để xét xử vụ án theo trình tự luật định có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác không nhất thiết phải có mặt tập trung tại một phòng xử án, nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi và tham gia mọi diễn biến của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng trực diện, liên tục, công khai, có sự chứng kiến của các chủ thể và vào cùng một thời điểm.

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp. Xét xử trực tuyến nói riêng, tố tụng trực tuyến nói chung phù hợp với chủ trương của Đảng, các nguyên tắc cơ bản và thủ tục tố tụng do pháp luật quy định; phù hợp với thực tiễn; đảm bảo tư pháp không chậm trễ; tiết kiệm chi phí xã hội.

Phạm vi áp dụng phiên tòa trực tuyến gồm các vụ án hình sự, hành chính, dân sự (trước mắt là các vụ án không phức tạp về chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh); xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; có sự đồng thuận của các chủ thể tham gia.

Các điểm cầu của phiên tòa trực tuyến gồm điểm cầu trung tâm và điểm cầu thành phần. Điểm cầu trung tâm được tổ chức tại trụ sở tòa án, hoặc địa điểm do tòa án lựa chọn. Thành phần tham gia tại điểm cầu này gồm những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác.

toa an ap dung xet xu truc tuyen la khong trai voi quy dinh phap luat hinh 2

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, xét xử trực tiếp là nguyên tắc tư pháp được quy định ở mọi quốc gia.

Về điểm cầu thành phần, số lượng điểm cầu thành phần trong một phiên tòa trực tuyến trước mắt tối đa không quá 3 điểm cầu. Thành phần tham gia tại điểm cầu này gồm bị cáo, người làm chứng, các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật (nếu không tham gia tại điểm cầu trung tâm).

Tất cả các phiên tòa trực tuyến phải được tòa án tổ chức ghi âm, ghi hình có âm thanh để lưu trữ cùng hồ sơ vụ án phục vụ công tác giám đốc thẩm, tái thẩm, thanh tra, kiểm tra.

TANDTC đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề, như giao cho TANDTC chủ trì, phối hợp Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các bộ, ngành trung ương, Chánh án TANDTC ban hành quy chế.

Giao TANDTC chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an tổ chức triển khai thực hiện quy chế. Sau một thời gian thích hợp, tổng kết thực tiễn thi hành và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chủ trương tiếp theo.

toa an ap dung xet xu truc tuyen la khong trai voi quy dinh phap luat hinh 3

Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ báo cáo nội dung tại phiên họp.

Tại phiên họp, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, xét xử trực tiếp là nguyên tắc tư pháp được quy định ở mọi quốc gia. Thế nhưng đã có rất nhiều nước trên thế giới trong khi có quy định xét xử trực tiếp nhưng họ vẫn làm trực tuyến.

“Việc đảm bảo quyền con người thì trực tiếp hay trực tuyến thì đều phải làm cho đúng. Như vậy, trực tiếp hay trực tuyến thì không có gì trái nhau cả”, ông Nguyễn Hòa Bình nói và cho biết, trước sau gì cũng phải có thêm hình thức xét xử theo hình thức trực tuyến. Trước nhiều ý kiến đưa ra, Chánh án TAND tối cao đề nghị sớm báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương, để trình Quốc hội ra nghị quyết.

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao trách nhiệm, tính chủ động của TAND tối cao đã báo cáo Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho chủ trương thực hiện hình thức phiên tòa trực tuyến.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, xét xử trực tuyến chưa được pháp luật quy định. Từ thực tiễn nhiều nước đã thực hiện xét xử trực tuyến và thực tế dịch COVID-19 ảnh hưởng khiến nhiều hoạt động vốn trước đây diễn ra dưới hình thức trực tiếp nay phải chuyển sang hình thức trực tuyến, hoặc kết hợp giữa trực tiếp với trực tuyến, việc Tòa án áp dụng xét xử trực tuyến là không trái với quy định pháp luật và phù hợp với thực tiễn.

Để việc thực hiện phiên tòa trực tuyến đảm bảo chặt chẽ về pháp lý cũng như quyền công dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội giao các cơ quan hữu quan của Quốc hội chuẩn bị dự thảo Tờ trình của Đảng Đoàn Quốc hội xin ý kiến Bộ Chính trị cũng như dự thảo Tờ trình của Ủy ban Thường Quốc hội trình Quốc hội xem xét quyết định.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch và dự kiến tới 30/6/2025 chúng ta có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM

Tin tức
Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Sáng ngày 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 ông, bà.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Tin tức