Tọa đàm "Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam"

Thứ năm, 02/03/2023 14:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 2/3, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam”. Đây là hoạt động có nhiều ý nghĩa thiết thực chào mừng 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943”.

Tới dự buổi tọa đàm có lãnh đạo đại diện các Ban, Ngành cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, lãnh đạo các hội văn học nghệ thuật ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Cách đây 80 năm, vào tháng 2 năm 1943, Đảng ta đã ban hành bản Đề cương về văn hóa Việt Nam. Văn kiện ra đời trong bối cảnh đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng, không tìm ra lối thoát cho sự phát triển của văn hóa dân tộc.

toa dam de cuong ve van hoa viet nam va su phat trien cua van hoc nghe thuat viet nam hinh 1

PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam”, PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết: "Chúng ta có thể xem Đề cương là tuyên ngôn đầu tiên của Đảng về chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trước khi cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là văn kiện khai phóng, cắm mốc lịch sử tư duy chiến lược sâu sắc về việc Đảng vô sản phải kịp thời nắm quyền lãnh đạo văn hóa, văn nghệ, tổ chức, tập hợp đội ngũ trí thức văn hóa, văn nghệ trong mặt trận dân tộc thống nhất, đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, chấn hưng nền văn hóa mới của dân tộc, phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân lao động". 

Năm 2023 đánh dấu 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam cũng là dịp Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đánh dấu chặng đường lịch sử 75 năm hình thành, phát triển, đồng hành xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện thực và nhân văn; phát huy truyền thống văn hiến dân tộc, hội nhập văn minh nhân loại bằng bản sắc độc đáo và những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử.

Tọa đàm hôm nay giúp chúng ta nhìn lại chặng đường phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà, chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện tư tưởng chủ đạo của Đề cương là “Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa” nền văn hóa. Khẳng định vai trò là “một bộ phận tinh tế, cốt lõi của văn hóa”, đội ngũ văn nghệ sĩ - trí thức cần phải không ngừng vượt lên trong bối cảnh quốc tế và quốc gia chuyển biến mau lẹ, phức tạp với những đòi hỏi, thách thức mới để phát huy giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

"Với vai trò là "một bộ phận kinh tế, cốt lõi của văn hóa", đội ngũ văn nghệ sĩ - trí thức cần phải không ngừng vượt lên trong bối cảnh quốc tế và quốc gia biến chuyển mau lẹ, phức tạp với những đòi hỏi, thách thức mới để phát huy những giá trị, ý nghĩa của Đề cương về văn hóa Việt Nam đáp ứng kỳ vọng của nhân dân...", PSG.TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh. 

Cũng tại Tọa đàm, NSND, Họa sĩ Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu: "Đề cương về Văn hoá Việt Nam năm 1943 đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nhìn vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ mới thấy hết được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta. Năm 1943, chúng ta chưa giành được chính quyền; nhân dân một cổ hai trông chịu sự áp bức của thực dân Pháp và đế quốc Nhật; nguy cơ ảnh hưởng văn hoá ngoại lai lớn, thậm chí là sự đồng hoá văn hoá của nước ngoài.

toa dam de cuong ve van hoa viet nam va su phat trien cua van hoc nghe thuat viet nam hinh 2

NSND, Họa sĩ Vương Duy Biên, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Các trường học đều phải học tiếng Pháp thì mới được công nhận, người học mới được tạo công ăn việc làm, mới được có học bổng để du học ở nước ngoài. Đế quốc Nhật lại là một ảnh hưởng khác với chiêu bài “khối thịnh vượng Đại Đông Á”... Trong bối cảnh đó, để chuẩn bị tương lai cho một đất nước độc lập, quốc gia độc lập, một dân tộc thoát khỏi ách nô lệ, Bản Đề cương như một sự chuẩn bị cho thần thái hoá, khẳng định sự độc lập quyền định đoạt bản sắc cho của một xã hội mới, của một quốc gia có khẳng định bản sắc văn chủ quyền, hoàn toàn có mình, định đoạt con đường đi lên, con đường phát triển của mình.

Đặc biệt là chiến lược để một dân tộc thức tỉnh, khai sáng, đi lên trong với tư thế của một đất nước độc lập, tự do. Đó là một sự chuẩn bị tuyệt vời, mặc dù 2 năm sau chúng ta mới giành được chính quyền, cho thấy sự đánh giá, tiên đoán chính xác tình thế cách mạng và sự chu đáo trong công tác chuẩn bị cho hình hài một xã hội mới". 

NSND, Họa sĩ Vương Duy Biên cho biết thêm, quá trình hình thành, tồn tại, trải qua các công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, văn hoá luôn luôn là nền tảng, là cốt lõi cho sự phát triển. Khi mình đã được làm chủ, có nhận thức đầy đủ thì mình sẽ quyết định được những vấn đề mình suy nghĩ, hướng theo sự đúng đắn. Khi đưa ra được Đề cương văn hoá để có định hướng, định hình chiến lược phát triển văn hoá như vậy, thì người dân Việt Nam ta tự quyết định vận mệnh và lựa chọn con đường mình đi mới có được quyết tâm đồng hành và coi Đề cương như kim chỉ nam để phấn đấu. 

"Trong tình hình đất nước hiện nay, cần có sự quyết liệt chỉ đạo việc thực hiện các Nghị quyết đã có của Đảng về Văn học nghệ thuật nói riêng và về văn hóa nói chung. Cần có sự đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, từ những cơ quan làm văn hóa, quản lí văn hóa và những cơ quan cấp kinh phí. Những thủ tục hành chính rườm rà, phiền nhiều cần loại bỏ. 

Một chặng đường dài 80 năm, văn hóa Việt Nam đã định hình một bản sắc như hiện nay - vẫn thấm đẫm 6 chữ Dân tộc - Khoa học - Đại chúng. Và tôi nghĩ, cuộc sống xã hội hôm nay với điều kiện và vị thế đã tốt lên rất nhiều, biên độ và khái niệm của 6 chữ đó có thể được rộng mở, nhưng tinh thần và điều xác tín của Dân tộc - Khoa học - Đại chúng vẫn đang đồng hiện trong đời sống văn hóa của đất nước ta", Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhấn mạnh. 

Mọi ý kiến đóng góp tại tọa đàm giúp nhận thức sâu sắc hơn những quan điểm cơ bản của Đảng về văn hóa, văn nghệ và giá trị lý luận thực tiễn của Đề cương trong quá trình thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác văn hóa, văn học nghệ thuật; đặc biệt là Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Hình ảnh tại buổi Tọa đàm “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam”

toa dam de cuong ve van hoa viet nam va su phat trien cua van hoc nghe thuat viet nam hinh 3

Toàn cảnh buổi tọa đàm “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam”.

toa dam de cuong ve van hoa viet nam va su phat trien cua van hoc nghe thuat viet nam hinh 4

Lạnh đạo, khách mời tham dự buổi tọa đàm sáng nay.

toa dam de cuong ve van hoa viet nam va su phat trien cua van hoc nghe thuat viet nam hinh 5

Nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

toa dam de cuong ve van hoa viet nam va su phat trien cua van hoc nghe thuat viet nam hinh 6

GS.TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Việt Nam.

toa dam de cuong ve van hoa viet nam va su phat trien cua van hoc nghe thuat viet nam hinh 7

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều tại buổi tọa đàm “Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam”.

toa dam de cuong ve van hoa viet nam va su phat trien cua van hoc nghe thuat viet nam hinh 8

Các lãnh đạo, khách mời chụp ảnh lưu niệm sau buổi Tọa đàm.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

30 nghệ sĩ đi thực tế, sáng tác ảnh tại các di sản ở Huế

30 nghệ sĩ đi thực tế, sáng tác ảnh tại các di sản ở Huế

(CLO) 30 nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ nhiều địa phương trên cả nước sẽ có 7 ngày để thực tế, sáng tác tại nhiều di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đời sống văn hóa
Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Festival Biển đảo TP Vũng Tàu 2024

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Festival Biển đảo TP Vũng Tàu 2024

(CLO) Festival Biển đảo Việt Nam - TP Vũng Tàu 2024 bao gồm chuỗi các sự kiện ẩm thực, thể thao, diễu hành, ca múa nhạc, văn hóa nghệ thuật…

Đời sống văn hóa
Đưa ra ý tưởng xây dựng công viên văn hóa đa chức năng tại bãi nổi giữa, ven sông Hồng

Đưa ra ý tưởng xây dựng công viên văn hóa đa chức năng tại bãi nổi giữa, ven sông Hồng

(CLO) Chiều 10/5, UBND Thành phố Hà Nội cùng Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức buổi lễ phát động Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng. Sự kiện diễn ra nhằm tìm kiếm những ý tưởng thiết kế sáng tạo, độc đáo và khai thác quỹ đất thành phố hiệu quả.

Đời sống văn hóa
Hỗ trợ bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số ở ba tỉnh

Hỗ trợ bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số ở ba tỉnh

(CLO) Đồng bào Thái, Mông, Sán Dìu, Khmer tại Trà Vinh, Yên Bái, Vĩnh Phúc sẽ được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc.

Đời sống văn hóa
Hà Nội lần đầu tổ chức Lễ hội Sen

Hà Nội lần đầu tổ chức Lễ hội Sen

(CLO) Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.

Đời sống văn hóa