Tôi là người lắng nghe trọn vẹn, nhưng cũng hỏi tận cùng…

Thứ ba, 26/01/2016 07:00 AM - 0 Trả lời

Nguyễn Quỳnh Trang sống trong mạch chính của lao động báo chí với nhiều bài viết, trò chuyện ấn tượng song chị lại nổi hơn với “vai” nhà văn- Một trong những gương mặt nhà văn nữ trẻ trung xinh đẹp và gây chú ý thời gian qua với liên tiếp các tiểu thuyết, tập truyện ngắn, ký chân dung văn học...

(NBCL) Nguyễn Quỳnh Trang sống trong mạch chính của lao động báo chí với nhiều bài viết, trò chuyện ấn tượng song chị lại nổi hơn với “vai” nhà văn- Một trong những gương mặt nhà văn nữ trẻ trung xinh đẹp và gây chú ý thời gian qua với liên tiếp các tiểu thuyết, tập truyện ngắn, ký chân dung văn học: 1981, Nhiều cách sống, Cho một hành trình; 24 giờ; Mất ký ức; Đi về không điểm đến 9x09... Chị thuộc tuýp nhà báo đa di năng, nhà báo của xu thế hiện đại và khá thành công: viết báo, viết văn, MC, giám khảo gameshow, tham gia các talk show, hội thảo tọa đàm...

[caption id="attachment_79412" align="aligncenter" width="640"]NguyenQuynhTrang Nhà báo, nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang.[/caption]

Tôi làm việc với cảm xúc tích cực

+ Có những lúc thấy chị vạch ra trên facebook hàng chục việc đang làm: viết báo, văn, kịch bản, , MC, PR... Chị đang nhiều năng lượng với cường độ làm việc gấp 5, 10 lần của mình trước đây?

- Hiện nay, có lẽ Facebook là nơi tôi tương tác chủ yếu với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, bởi tôi rất hiếm khi thu xếp được thời gian để hẹn hò gặp gỡ mọi người. Có những khi tôi cũng bị căng thẳng khi thấy quỹ thời gian quá thiếu để có thể hoàn thành hết được lịch công việc trong một ngày. Vì vậy, tôi luôn tranh thủ thư giãn ngay cả lúc làm việc - chỉ cần bỏ ra mười phút nhắm mắt, tập trung vào hơi thở, thở ra từ từ, hít vào từ từ, rồi thả lỏng đầu không nghĩ gì, sẽ thấy có năng lượng trở lại.

Đồng thời, không kỳ vọng mọi sự phải diễn ra hoàn hảo như ý nữa. Ngoài ra, ngay từ lúc chọn công việc hay đối tác, thì tôi luôn đặt sự thích thú, quý mến lên hàng đầu. Tôi làm việc với cảm xúc tích cực. Thế nên, mặc dầu bận rộn nhưng tôi thấy hài lòng, vui vẻ. Sau khi hoàn thành xong các công việc, tôi sẽ tự cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Và giải trí ưa thích nhất của tôi là làm việc nhà, chăm sóc, dạy bảo, chơi với các con và đọc sách.

+ Nhiều năm trước dường như chị chỉ tập trung viết báo, thỉnh thoảng viết văn. Vẫn nhớ rõ chị từng kể, tờ cuối tuần Báo Thể thao & Văn hóa cho chị được làm việc một cách tự do và chủ động, phù hợp với tính cách của mình. Những ngày đó rất khác với hiện tại của chị, vừa viết văn, viết kịch bản, vừa làm MC, PR... một nhà báo, nhà văn đa di năng?

- Tôi làm được nhiều việc cùng một lúc, vì tôi may mắn có những người phụ trách hiểu, thông cảm và tạo mọi điều kiện thuận lợi. Công việc chính của tôi vẫn là báo chí. Có làm truyền thông hay MC, thì vẫn quay xung quanh trục báo chí. Gần 10 năm làm ở Thể thao & Văn hoá, làm việc lần lượt với hai TBT, tôi nhận được sự quý mến thông cảm vì các sếp hiểu bản chất của tôi là người làm văn chương. Để phát huy được các khả năng của tôi, TBT định hướng và giao cho tôi chủ động trong mảng phụ trách liên quan đến sự kiện, vấn đề và nhân vật văn hoá nghệ thuật của mình.

Tôi tự đăng ký đề tài và hoàn thành. Công việc của tôi khá độc lập và không bị kiểm soát. Nhờ thế, tôi làm việc rất hiệu quả, năng suất, coi tờ báo như gia đình thứ hai của mình. Trong tháng Một vừa qua, tôi đã chính thức chuyển công tác từ báo Thể thao & Văn hoá sang báo Đại Đoàn Kết cũng vì khi được hỏi ý kiến, hai cựu tổng biên tập của tôi đều cho rằng, tôi về đó sẽ được tạo điều kiện để phát huy hơn nữa khả năng của mình.

Tôi sử dụng trực giác, linh cảm để thấy được chiều sâu phi ngôn ngữ

+ Tâm thế văn chương trong chị đã cho chị nhiều thế mạnh. Chị tự thấy thế mạnh của mình ở cách lắng nghe, cách cảm vấn đề, câu chuyện, hay cách phân tích tâm lý nhân vật, hay cá tính của người viết...?

- Để có được một bài báo tốt thì cần mọi kỹ năng như chị nói. Khi làm báo, tôi là người lắng nghe, nghe trọn vẹn, hỏi tận cùng, khi hiểu vấn đề thì cảm thông được. Ngoài ra, tôi sử dụng trực giác, linh cảm để thấy được những chiều sâu phi ngôn ngữ sau câu chuyện. Và viết thì diễn đạt theo văn phong cá nhân.

+ Còn khi trò chuyện, chị thích nhìn thấy những góc nào của nhân vật: sự tận tâm, tư duy của họ, ý thức của họ hay những phút hớ hênh để bộc lộ suy nghĩ thật nhất?

- Vì sao tôi trò chuyện và có được những bài phỏng vấn tốt với những nhân vật thậm chí là không ưa và ghét xuất hiện trên báo chí? Đó là bởi tôi là một người bạn khi đến gặp. Tôi muốn cùng chia sẻ mọi tâm tư với nhân vật của mình. Bất cứ ai làm văn hoá nghệ thuật cũng có những vấn đề gan ruột cần người có khả năng đồng cảm.

Tôi không giấu niềm ưa thích những nhân vật với những đóng góp cụ thể tích cực cho sự phát triển văn hoá nghệ thuật trí tuệ nước nhà, gặp một nhân vật như thế, cá nhân tôi được học hỏi nhiều điều, vì thế tôi trân trọng họ. Trước khi bài báo đăng, phỏng vấn hay bài viết, tôi cũng gửi cho nhân vật đọc trước. Với tôi, quan trọng nhất là có một bài báo chính xác thông tin, truyền tải được vấn đề nhân vật muốn nói.

NguyenQuynhTrang1

+ Cách trò chuyện cuốn hút của chị là để dẫn người được phỏng vấn vào câu chuyện thú vị, có khi nào chị muốn cài những “cái bẫy” câu hỏi bất ngờ khiến nhân vật bộc lộ mình một cách rõ nhất?

- Tôi quan niệm, sự chân thành, tử tế thì luôn được nhận lại những chân thành tử tế từ những tài nhân thông tuệ. Từ công việc làm báo của mình, tôi có được những người thân thiết. Mọi người đối xử với tôi như người thân ruột thịt. Khi tôi nói chuyện, mà nhân vật được phỏng vấn thấy cuốn hút, thì đồng nghĩa là câu chuyện chia sẻ cũng như vẻ đẹp nhân cách của người ấy đang tạo cho tôi sự hứng thú.

+ Vậy, trong khi trò chuyện chị thích mình làm chủ câu chuyện, nắm khá rõ thông tin và trò chuyện về vấn đề chị đặt ra hay chị chỉ lấy thông tin, kiến thức là nền tảng để câu chuyện được diễn ra một cách tự nhiên, nắm bắt được mạch chuyện?

- Tôi chủ động đề tài khi gặp nhân vật của mình, vì tôi biết rõ mình cần những thông tin nào cho bài viết. Trong quá trình trao đổi, tôi vẫn bám vào nội dung chính, rồi khai thác sâu. Tôi đưa ra câu hỏi và để cho nhân vật thoải mái trả lời. Nếu có vấn đề mới chưa biết lại nằm ngoài đề tài, tôi sẽ ghi ra sổ để ghi nhớ, và quay trở lại sau khi nội dung chính đã hoàn thành.

+ Chị có cho mình nhiều kinh nghiệm khi xử lý các cuộc trò chuyện trên báo hay trên truyền hình. Nhiều người than rằng, cái khó nhất khi đối diện với những người nổi tiếng (để tạo nên một cuộc trò chuyện thành công) là họ đa phần đều cẩn thận và kín kẽ với truyền thông, hay ở thế phòng thủ. Chị có kinh nghiệm gì không?

- Trước đây, khi mới vào nghề, mà gặp những nhân vật kiệt xuất, thì tôi bị họ dẫn dắt. Như trường hợp trò chuyện phỏng vấn với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lần đầu tiên, tôi đề nghị ông chủ động trong mọi vấn đề mà ông muốn đưa ra bởi tôi biết sẽ bị ông điều khiển (cười). Sau đó, cũng chính ông và tổng biên tập của tôi, dạy tôi cách làm sao không bị những người giỏi át vía, đó là mình phải nắm vững mọi thông tin về sự kiện, tác phẩm, nhân vật; đọc kĩ các bài báo liên quan trước đó; nắm bắt được tính cách tâm lý nhân vật bằng sự bình thản quan sát lắng nghe kỹ càng, nói năng tôn trọng, nhưng bên trong, phải tự đặt mình ở vị trí bình đẳng.

Còn khi là một người dẫn chương trình truyền hình, để nhân vật của mình không bị ngộp, lúng túng, e dè, phòng thủ hay mất tự nhiên, trước khi vào chương trình, tôi hỏi thăm theo kiểu “buôn chuyện” thủ thỉ. Khi đã vào nhịp, thấy họ sẵn sàng trò chuyện cởi mở, tôi thông báo và máy quay sẽ được bật. Trên thực tế, tôi không khó tiếp cận với nhân vật, khi tôi xưng tên, đa số mọi người đều biết tôi từ trước đó và vui vẻ tiếp chuyện. Với tôi, nhiều nhân vật đã giãi bày những vấn đề gan ruột, vì họ không nhìn tôi với vai trò nhà báo, họ trò chuyện với tôi với tư cách nhà văn và là một người bạn.

Hằng Nga

Tin khác

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son lịch sử rực sáng nhất trong thế kỷ XX, các cơ quan báo chí đã thực hiện những chiến dịch thông tin đặc biệt, quy mô, toàn diện, phong phú về nội dung, đặc sắc về hình thức được phủ sóng trên tất cả các nền tảng để làm sống lại những ngày tháng hào hùng không thể quên của dân tộc.

Nghề báo
Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(CLO) Chiều 6/5 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai đã họp triển khai công tác tổ chức Giải. Tham dự và đồng chủ trì buổi họp có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ…

Nghề báo
Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện).

Nghề báo
Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) là kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Báo chí thế giới cũng đã dành cho sự kiện này sự quan tâm đặc biệt.

Nghề báo
Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo