Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lĩnh vực đất nền các dự án gia tăng

Thứ hai, 18/10/2021 06:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lĩnh vực đất nền các dự án ra tăng, điển hình như vụ Trần Thị Phương làm giả 47 số tiết kiệm chiếm đoạt 100 tỷ đồng tại Hà Nội; vụ 02 đối tượng lừa đảo hàng chục người chiếm đoạt 05 tỷ đồng ở Hà Tĩnh...

Triệt xóa 2.284 băng nhóm, bắt hơn 6.000 đối tượng truy nã

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an vừa thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021 Chính phủ gửi Quốc hội.

Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội (từ 1.10.2020 - 30.9.2021) cho biết: Đã điều tra, khám phá 38.027 vụ; triệt xóa 2.284 băng, nhóm tội phạm; bắt, vận động đầu thú và thanh loại 6.067 đối tượng truy nã, trong đó có 1.562 đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm.

toi pham lua dao chiem doat tai san linh vuc dat nen cac du an gia tang hinh 1

Bị can Trần Thị Phương - bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 100 tỉ đồng của chủ nhiệm Hợp tác xã. Ảnh: N.Việt.

Toàn quốc ghi nhận xảy ra 43.683 vụ phạm tội, làm chết 1.040 người, bị thương 8.851 người, thiệt hại tài sản gần 1.800 tỷ đồng. Nhìn chung, tình hình tội phạm được kiềm chế, một số loại tội phạm giảm sâu một phần là do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch nên đã hạn chế điều kiện, khả năng hoạt động. Tuy nhiên, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp.

Đáng lưu ý, số vụ hiếp dâm trẻ em tăng, giao cấu với trẻ em tăng, trong đó có nhiều vụ tính chất nghiêm trọng.

Cũng theo báo cáo, tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cũng tăng, xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, nhất là trên không gian mạng với các thủ đoạn mời gọi đầu tư tiền ảo, cổ phiếu theo hình thức đa cấp, chuyển tiền quốc tế, mua bán lan đột biến gen, đất nền các dự án...

Cụ thể, vụ Trần Thị Phương làm giả 47 số tiết kiệm chiếm đoạt 100 tỷ đồng tại Hà Nội; vụ 02 đối tượng lừa đảo hàng chục người chiếm đoạt 05 tỷ đồng ở Hà Tĩnh; vụ làm giả sổ hộ khẩu, chiếm đoạt 20 tỷ đồng tại Quảng Nam; vụ 02 đối tượng thuê 55 xe ô tô sau đó đem thế chấp tại Đồng Nai. Vụ 05 đối tượng lừa đảo 1.136 nạn nhân chiếm đoạt hơn 180 tỷ đồng tại Hậu Giang…

Tội phạm chống người thi hành công vụ tiếp tục gia tăng

Một trong những nội dung báo cáo cũng cho thấy, tội phạm giết người tuy giảm về số vụ nhưng xảy ra một số vụ hành vi gây án dã man, nhiều vụ do mâu thuẫn cá nhân bột phát, mâu thuẫn tình cảm kéo dài nhưng không được giải quyết kịp thời như vụ Trịnh Đức Hải sinh năm 1983 dùng súng AK bắn chết bố mẹ vợ rồi tự tử xảy ra tại Sơn La; vụ Vàng Seo Vềnh sinh năm 2001 giết chết em trai 03 tuổi vì mâu thuẫn với cha mẹ xảy ra ở Lào Cai; vụ Phạm Thanh Sang sinh năm 1993 giết bố đẻ rồi phân xác phi tang tại Tây Ninh…

Các vụ giết người do đối tượng sử dụng ma túy dẫn đến “ảo giác” hoặc có tiền sử bị bệnh tâm thần như vụ Lê Như Toàn dùng gạch đánh tử vong nhân viên vệ sinh môi trường tại Hà Nội; vụ Đầm Văn Xuân dùng dao chém chết bố đẻ ở Sơn La; vụ Nguyễn Duy Chức dùng dao đâm chết vợ và con gái ở Hà Nội…, gây tâm lý lo lắng, bất an trong quần chúng nhân dân.

Đặc biệt, báo cáo cũng cho biết, tội phạm chống người thi hành công vụ tiếp tục gia tăng với tính chất phức tạp (chống lực lượng thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 chiếm 22,81%; số vụ chống lại lực lượng Công an chiếm 69,89%, làm 09 đồng chí hy sinh, 204 đồng chí bị thương); phản ánh sự coi thường pháp luật của một bộ phận người dân, nhất là trong thời điểm giãn cách xã hội. Tội phạm xâm phạm sở hữu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm. Tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đông người, sử dụng hung khí giải quyết mâu thuẫn vẫn xảy ra ở một số địa phương.

Ngày 28/1, Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giam bị can Trần Thị Phương (37 tuổi, ở quận Đống Đa) để điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Kết quả điều tra ban đầu, bà Phương là nhân viên kế toán cho hợp tác xã do bà T. (quận Thanh Xuân) làm chủ nhiệm. Trong quá trình kinh doanh, bà T. đã giao chứng minh nhân dân của mình cho Phương để thực hiện các giao dịch với các ngân hàng. Nội dung giao dịch đều đứng tên bà T.

Tính từ năm 2012 đến nay, bà T. đã giao cho Phương sử dụng khoảng 116 tỉ đồng để lập 47 sổ tiết kiệm gửi tiền tại hai ngân hàng ở Hà Nội. Đến hạn tất toán, Phương lại được giao đến làm thủ tục gia hạn 47 quyển sổ trên tại các ngân hàng này.

Do bà T. và ông L. (chồng bà T) không bao giờ đến ngân hàng để giao dịch, hoặc gia hạn sổ tiết kiệm, nên bị can Phương đã nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền trên. Phương sau đó rút hết tiền hơn 100 tỉ và lập sổ tiết kiệm mới mang tên mình chỉ từ 5-10 triệu đồng.

Sau đó bị can Phương đã photo lại toàn bộ 47 quyển sổ tiết kiệm mới rồi cắt phần thông tin cá nhân của bà T. trong 47 quyển sổ photo trước đó dán đè vào phần thông tin của mình trên sổ mới. Đến ngày 13.1.2021, bà T. kiểm tra 47 quyển sổ tiết kiệm mới biết sổ đã bị Phương làm giả nên đã trình báo cơ quan công an.

Phương khai, toàn bộ số tiền chiếm đoạt được đã đầu tư vào tiền ảo và bị thua lỗ.

Trâm Anh

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tin tức
Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức