Tôi thích những câu hỏi ngược!

Thứ năm, 14/04/2016 11:27 AM - 0 Trả lời

Chạy đua, bị cuốn theo guồng tin tức hay làm chủ các thông tin mình mang tới cho khán giả là vấn đề của rất nhiều phóng viên văn hóa giải trí hiện nay. Cuộc trò chuyện với nhà báo Toan Toan để hiểu hơn công việc hậu trường của các PV văn hóa và giải trí.

(NBCL) Chạy đua, bị cuốn theo guồng tin tức hay làm chủ các thông tin mình mang tới cho khán giả là vấn đề của rất nhiều phóng viên văn hóa giải trí hiện nay. Cuộc trò chuyện với nhà báo Toan Toan để hiểu hơn công việc hậu trường của các PV văn hóa và giải trí.

Screen Shot 2016-04-14 at 07.52.10

Đến hội nghị không đưa tin hội nghị

+ Giữa một môi trường đầy ắp sự kiện, bề bộn thông tin, có lẽ phải dùng tờ “chạy” cho một phóng viên phụ trách văn hóa tại nhật báo lớn như chị. Nhưng tôi vẫn cứ thắc mắc rằng, không hiểu chị làm thế nào để không biến mình thành một phóng viên chỉ chuyên tin ngắn?

- Tôi nghĩ bộn bề sự kiện, thời sự ngồn ngộn đến mấy mỗi phóng viên đều có mẹo riêng. Tiền bối luôn nói với tôi “đến hội nghị không đưa tin hội nghị”. Sự kiện cuối cùng cũng chỉ là cái cớ, mỗi người chọn cách tiếp cận hoặc nảy vấn đề theo tôn chỉ của mỗi toà soạn.

+ Nhiều thông tin đương nhiên là thuận lợi cho tác nghiệp, nhưng cứ theo cái guồng hối hả của sự kiện mà không có khoảng lặng, không có thời gian ngẫm ngợi thông tin mình có, có bao giờ chị bị vô cảm trước các sự kiện na ná không?

- Vô cảm thì không, dẫu vậy phải thừa nhận hồi mới vào nghề sự kiện nào cũng mang lại sự háo hức hơn bây giờ. Khi có thể coi là phóng viên chuyên nghiệp, họ tự biết chắt lọc, đánh giá mức độ và tầm vóc sự kiện. Kỹ năng này tăng theo thời gian tác nghiệp, ít ra tôi nhìn từ bản thân.

Câu hỏi đặt ngược giúp người viết thấy rõ bản chất hơn

+ Sau cả chuỗi làm việc theo guồng quay sắp đặt sẵn, có lúc nào chị mong muốn được lắng lại, muốn viết những kiểu bài khác, nhiều suy ngẫm và nói được nhiều vấn đề thú vị hơn của đời sống văn hóa?

- Đó cũng là tâm trạng chung của nhiều người làm báo. Ở một ngưỡng nào đó khi cảm thấy mệt mỏi vì thông tin thông tấn được phát tán nhan nhản trên mạng xã hội, báo điện tử, tôi cũng muốn sống chậm, nghĩ chậm và viết chậm. Tuy nhiên tôi vẫn quan niệm sự chiêm nghiệm, hay những bài viết khác dòng chảy thông tin ào ạt như chị nói sẽ đến khi tôi tích luỹ thêm trải nghiệm sống và làm nghề. Hiện giờ tôi vẫn bị dòng thời sự cuốn trôi đấy thôi. Nếu linh hoạt người viết báo vẫn có thể nhìn sự kiện, vấn đề thời sự sâu hơn và tất nhiên cách viết là cá tính riêng.

+ Nhìn dòng chảy thông tin hàng ngày thấy rằng đa số các nhà báo viết văn hóa giải trí chạy theo sự kiện đều nhìn xuôi, thuận với thông tin nghệ sĩ cung cấp. Còn chị, chị thích nhìn xuôi hay đi ngược? 
- Một trong những yêu cầu của nghề báo tôi nghĩ là phải biết nghi ngờ. Đương nhiên không phải sự vật, sự việc nào cũng chịu sự phản biện, nhưng câu hỏi đặt ngược lại giúp người viết thấy rõ bản chất hơn. Phản ánh đa chiều cũng là đòi hỏi chung của độc giả và người biên tập. Muốn khắt khe hơn với bản thân + Khi đóng máy tính lại, khi bắt đầu một kỳ nghỉ ngơi sau quá nhiều sự kiện, viết quá nhiều... chị thường cảm thấy gì?
- Chủ yếu là cảm giác không hài lòng với bản thân. Chị biết đấy, thời gian câu thúc, đến giờ trình sản phẩm lại ước mình có thêm thời gian để trau chuốt câu chữ, hoặc đơn giản là chọn cách diễn đạt giản dị và tường minh hơn cho một phần nào trong bài viết. Khắt khe với bản thân cũng là điều tôi học được và thấy không thể khác khi bước chân vào nghề này. + Chị mong đợi điều gì ở công việc làm báo của mình? - Có lúc nghiêm, lúc nghỉ bởi viết nhiều quá cũng thành nhàm chán. Nhưng đọc xong cuốn Nhà báo hiện đại tôi nghĩ khác. Viết báo trong thế kỷ 21 không thể tránh khỏi guồng quay của thông tin, sự nhanh nhạy và đòi hỏi ngày càng khó tính của độc giả. Xu hướng tương lai của báo chí là báo điện tử, đa truyền thông và mạng xã hội. Không bắt nhịp được hoặc xa rời dòng chảy có nghĩa người làm báo chấp nhận bị đào thải. Tốc độ và chất lượng, tôi nghĩ hai thách thức không nhỏ và cũng là điều mỗi người làm báo đều hướng tới.
+ Xu thế báo điện tử cần những PV nhanh nhạy và năng động như chị. Hiện chị đang được làm trong một môi trường khá tuận tiện, báo Tiền Phong luôn chú trọng vào những loạt bài có chiều sâu và đi ngược với dòng thông tin PR thông thường. Nhưng tôi thấy chị vẫn có vẻ chưa thực sự hài lòng về mình? - Tôi ngưỡng mộ một phong cách viết báo văn nghệ rất cá tính, giàu ngôn ngữ riêng. Tôi có thói quen đọc lại những bài viết ấy vào lúc thấy bế tắc khi ngồi trước màn hình trắng xoá, coi như cách xốc lại tinh thần. Tôi chưa bao giờ nuôi ảo tưởng nào về nghề báo. Cho nên chẳng có gì mơ mộng quá hay thấy thất vọng dù tôi đi được một khoảng thời gian chưa quá dài nhưng đủ dạy cho mình trưởng thành hơn. + Đã có tổng kết như thế này: nhà báo là người nạp rất nhiều thông tin, biết rất nhiều, nhớ nhiều nhưng lại nhớ không sâu, chị thấy nhận xét này thế nào? - Tôi cho rằng có cơ sở để nhận xét như thế. Tuy nhiên cái hay của nghề báo theo tôi càng đi nhiều, đào sâu thì càng cho người viết cơ hội hiểu biết. Cả đời theo dõi một lĩnh vực nào đó ít nhiều cũng nạp tương đối sâu kiến thức chứ. Tôi biết nhiều phóng viên kinh tế, pháp luật họ có bằng chuyên ngành hẳn hoi, chứ đâu chỉ lớt phớt chứng chỉ nghề báo đâu. Có danh ngôn rằng: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”, hẳn người làm báo đủ khôn ngoan để không bị tụt hậu trong suốt cuộc đời làm nghề.
[su_frame align="right"]Viết báo trong thế kỷ 21 không thể tránh khỏi guồng quay của thông tin, sự nhanh nhạy và đòi hỏi ngày càng khó tính của độc giả. Xu hướng tương lai của báo chí là báo điện tử, đa truyền thông và mạng xã hội. Không bắt nhịp được hoặc xa rời dòng chảy có nghĩa người làm báo chấp nhận bị đào thải. Tốc độ và chất lượng, tôi nghĩ hai thách thức không nhỏ và cũng là điều mỗi người làm báo đều hướng tới.[/su_frame]

HẰNG NGA (Thực hiện)

Tin khác

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều địa phương quảng bá văn hóa, du lịch

(CLO) Đến ngày 18/5, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành ký kết hợp tác chiến lược phát triển toàn diện về văn hóa - du lịch với 16 tỉnh, thành trọng điểm du lịch.

Nghề báo
Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm 'Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê'

Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê"

(CLO) Chiều 18/5, Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm "Nhà ở xã hội: Thêm giải pháp cho thuê" nhằm thúc đẩy chính sách phát triển nhà ở xã hội, giúp tăng nguồn cung, đa dạng giải pháp lưu trú cho người lao động.

Nghề báo
Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

(CLO) Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Nghề báo
Xuất bản cuốn sách 'Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi'

Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi" nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Nghề báo
Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thuộc Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu.

Nghề báo