Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng Bí thư

Thứ tư, 27/01/2016 18:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo kết quả vừa công bố chiều nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương khóa XII bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

(CLO) Theo kết quả vừa công bố chiều nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương khóa XII bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

Theo thông tin trên trang thông tin chính thức của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XI Nguyễn Phú Trọng đã được Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương khóa XII diễn ra sáng nay 27/1 bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

[caption id="attachment_79663" align="aligncenter" width="640"]1453883311-tang-hoa Các Đại biểu tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XII. (Ảnh: Internet)[/caption]

Trong ngày hôm nay, Ban chấp hành Trung ương khóa XII họp Hội nghị lần thứ nhất tại Trụ sở Trung ương Đảng tại Hà Nội để bầu Bộ Chính trị, sau đó bầu Tổng Bí thư trong số các ủy viên Bộ Chính trị khóa XII vừa được bầu; bầu Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung ương.

[caption id="attachment_79664" align="aligncenter" width="640"]1453883311-ky-hop Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng tiến hành bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt. (Ảnh:Internet)[/caption]

Sinh năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng có học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ Chính trị học, cử nhân ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Phú Trọng bắt đầu với hơn 6 năm làm cán bộ biên tập tạp chí Cộng sản. Sau đó làm nghiên cứu sinh Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.

Từ tháng 5/1976 đến tháng 8/1981 đồng chí trở lại làm cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó bí thư chi bộ. Sau đó, đồng chí làm thực tập sinh, tốt nghiệp Phó tiến sĩ khoa học lịch sử tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô. Đồng chí tiếp tục trở lại tạp chí Cộng sản, làm Phó Ban rồi Trưởng Ban Xây dựng Đảng, trở thành Phó bí thư rồi Bí thư Đảng ủy, ủy viên Ban biên tập, Phó tổng biên tập, rồi Tổng biên tập tạp chí này.

Đồng chí được bầu làm ủy viên BCH TƯ Đảng liên tục từ khóa VII đến khóa XII, ủy viên Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng từ khóa VIII đến đến khóa XII.Trong sự nghiệp, ngoài gần 2 năm làm Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Đại học Thành ủy Hà Nội, đồng chí có 2 năm phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng. Đồng chí từng giữ chức Phó chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2006, đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đồng chí trở thành đại biểu Quốc hội khóa XI và tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI đã bầu đồng chí làm Chủ tịch Quốc hội.

Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, đồng chí tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (1/2011), đồng chí được bầu làm Tổng bí thư khóa XI. Tại hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành TƯ khóa XII diễn ra hôm nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử làm Tổng bí thư.

T.Tân (T/h)

Tin khác

Giao thông hào: Sáng tạo đặc biệt của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Giao thông hào: Sáng tạo đặc biệt của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của nhiều yếu tố: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, cách đánh sáng tạo của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong rất nhiều những cách đánh thể hiện tinh thần mưu trí, sáng tạo đặc biệt của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến thuật “vây lấn” với hệ thống giao thông hào tạo thành một hệ thống siết chặt dần, như chiếc thòng lọng thắt cổ quân Pháp ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là minh chứng điển hình.

Tin tức
Đồng chí Trần Phú: Tổng Bí thư đầu tiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Đồng chí Trần Phú: Tổng Bí thư đầu tiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

(CLO) Với 27 năm tuổi đời, hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư (từ tháng 10/1930 đến tháng 4/1931), đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Lời căn dặn “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của Tổng Bí thư Trần Phú trước lúc hy sinh là khí phách kiên cường, biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, thể hiện niềm tin tất thắng vào lý tưởng và con đường cách mạng đã lựa chọn.

Tin tức
Linh thiêng và xúc động Lễ Tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Trường Sa

Linh thiêng và xúc động Lễ Tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Trường Sa

(CLO) Vùng biển Gạc Ma, Cô-Lin, Len Đao mãi mãi trở thành khúc tráng ca hào hùng của dân tộc. Hơn 36 năm đã trôi qua, tên tuổi, sự hiên ngang, kiêu hãnh của các Anh hùng liệt sĩ mãi mãi ở lại trong niềm tự hào, tiếc thương vô hạn của gia đình, đồng bào, đồng chí...

Tin tức
Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, việc thế hệ Gen Z hiểu và thực hiện trách nhiệm đối với Tổ quốc sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công và bền vững của đất nước. Hào khí 30/4 không chỉ là một kỷ niệm trong quá khứ mà còn là nguồn động viên, khích lệ cho thế hệ trẻ tiếp tục bước đi và xây dựng tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Đó chính là sứ mệnh cao cả mà thế hệ Gen Z đang nỗ lực thực hiện.

Tin tức
Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

(CLO) Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của hào khí 30/4 đối với thế hệ Gen Z là sự tự hào về quốc gia và dân tộc. Việc nhớ lại lịch sử giúp cho thế hệ Gen Z có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của hòa bình và tự do, đồng thời khuyến khích họ trân trọng những gì họ đang có và sẵn lòng đóng góp cho xã hội.

Tin tức