Tổng cục Hải quan đưa ra nhiều giải pháp trong đợt cao điểm chống buôn lậu cuối năm

Thứ ba, 12/12/2023 12:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để thực hiện kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong giai đoạn cuối năm, Tổng cục Hải quan đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tăng cường phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.

Theo đó, sẽ có nhiều nhiệm vụ và giải pháp được lực lượng Hải quan đặt ra trong đợt cao điểm chống buôn lậu này. Đầu tiên đó là thực hiện tốt công tác nghiệp vụ, tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát, xác định địa bàn, tuyến trọng điểm như khu vực cửa khẩu: đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, khu tập kết hàng hóa gần biên giới, cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn hoạt động hải quan; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh.

Thứ hai đó là tổ chức đấu tranh, bắt giữ và xử lý đối với mặt hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu, chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, nhất là các mặt hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa, tập trung trọng tâm, trọng điểm theo các tuyến, mặt hàng, loại hình.

tong cuc hai quan dua ra nhieu giai phap trong dot cao diem chong buon lau cuoi nam hinh 1

Lực lượng Hải quan đã phát hiện và xử lý nhiều vụ buôn lậu trong thời gian qua.

Lực lượng Hải quan cũng sẽ tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát ma tuý trên tất cả các khâu, các tuyến, các địa bàn. Thông tin liên quan đến hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý phải được xử lý kịp thời, bí mật, chặt chẽ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc vụ việc. Chú trọng trong công tác kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn tội phạm ma tuý xảy ra trong địa bàn hoạt động hải quan, đặc biệt tại các địa bàn Cao Bằng, Nghệ An, Điện Biên, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, TP HCM…

Cuối cùng là chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng khác như Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển và chính quyền địa phương để chia sẻ thông tin, đấu tranh phát hiện, bắt giữ đối tượng và hàng hoá vi phạm, đặc biệt là trong đấu tranh các chuyên án về ma tuý.

Được biết, trong năm 2023, tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới diễn ra trên các tuyến cửa khẩu tuy có giảm so với những năm trước đây nhưng diễn biến vẫn rất phức tạp. Về phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nếu thiếu sự quản lý, vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, vào thời điểm trước, trong và sau Têt Nguyên đán 2024, nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng được dự báo sẽ tǎng cao. Tình hình buôn lậu cũng diễn biết phức tạp hơn, khiến lực lượng chức năng nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản lý địa bàn, đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. 

Ngày 8/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ký ban hành Kế hoạch Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trong Kế hoạch này, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đặt ra mục tiêu tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương chủ động, kịp thời kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngoài ra, các cơ quan cần thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển; hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế; hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...

An Vũ

Bình Luận

Tin khác

Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

(CLO) Đó là chia sẻ của Vinamilk khi khởi đầu hành trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm nay với chuyến đi đến với gần 1.500 trẻ em vùng cao tỉnh Điện Biên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

(CLO) Sau 11 năm, NHNN tiếp tục đưa ra phương án đấu thầu vàng miếng, tuy nhiên, trong lần đấu thầu này có nhiều điểm khác biệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu sáng nay (14/5) đã có 8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng, mức giá cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân 'góp' vào nhưng không được giám sát

Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân "góp" vào nhưng không được giám sát

(CLO) Theo Hội bảo vệ người tiêu dùng, bản chất Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người tiêu dùng góp vào. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ chế tham gia giám sát của người tiêu dùng để bảo đảm sử dụng đúng và hiệu quả Quỹ này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ủy ban châu Âu kết thúc điều tra các công ty năng lượng mặt trời Trung Quốc

Ủy ban châu Âu kết thúc điều tra các công ty năng lượng mặt trời Trung Quốc

(CLO) Ủy ban châu Âu sẽ kết thúc cuộc điều tra đối với các công ty năng lượng mặt trời của Trung Quốc sau khi các công ty này rút đấu thầu một dự án năng lượng mặt trời ở Romania, Thierry Breton, Ủy viên Thị trường Nội bộ châu Âu cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp