Tổng thống Erdogan kêu gọi EU đối thoại, nói về tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu

Chủ nhật, 22/11/2020 10:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi Liên minh châu Âu đối thoại, đồng thời cảnh báo khối này không trở thành “công cụ gây thù hằn” khi căng thẳng leo thang ở Đông Địa Trung Hải.

Tổng thống Tayyip Erdogan kêu gọi EU đối thoại - Ảnh: Reuters

Tổng thống Tayyip Erdogan kêu gọi EU đối thoại - Ảnh: Reuters

Thông điệp của Erdogan được đưa ra khi các nhà lãnh đạo EU cân nhắc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ về tranh chấp Đông Địa Trung Hải.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai một tàu tìm kiếm khí đốt tự nhiên trong vùng biển mà Hy Lạp tuyên bố chủ quyền đã gây ra một cuộc khẩu chiến gay gắt giữa Ankara và các nước thành viên EU, những người đầu tháng này đã gia hạn các lệnh trừng phạt đối với Ankara thêm một năm.

Các biện pháp bao gồm cho phép cấm thị thực và đóng băng tài sản đối với các cá nhân liên quan đến việc thăm dò khí đốt gây tranh cãi ở Địa Trung Hải.

“Chúng tôi hy vọng EU sẽ giữ lời hứa của mình, không phân biệt đối xử với chúng tôi hoặc ít nhất là không trở thành công cụ để mở ra những thù địch nhắm vào đất nước của chúng tôi”, Tổng thống Erdogan nói trong một bài phát biểu trước đại hội đảng cầm quyền của mình hôm thứ Bảy.

“Chúng tôi không nhìn thấy chính mình ở nơi khác mà ở châu Âu”, ông nói thêm. “Chúng tôi dự kiến ​​xây dựng tương lai của mình cùng với châu Âu”.

Vài giờ sau bài phát biểu của Erdogan, Ankara đã mở rộng sứ mệnh của mình ở Đông Địa Trung Hải cho đến ngày 29 tháng 11, bất chấp sự phản đối từ Athens.

Các nhà lãnh đạo EU sẽ quyết định trong cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 12 liệu có áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ hay không.

Tàu thăm dò Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AP

Tàu thăm dò Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: AP

Tranh chấp bùng phát vào tháng 8

Các hoạt động thăm dò của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là trung tâm của căng thẳng. Tranh chấp ban đầu leo ​​thang vào tháng 8, khi Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên gửi tàu thăm dò Oruc Reis vào vùng biển mà Hy Lạp và Síp tuyên bố chủ quyền.

Ankara cho biết họ đã rút tàu thăm dò Oruc Reis vào tháng trước để tạo điều kiện cho phép các hoạt động ngoại giao giữa các bên.

Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa tàu nghiêm cứ trở lại khu vực tranh chấp vào ngày 12 tháng 10, khiến EU phản ứng giận dữ. Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo dài thời gian thăm dò của tàu nhiều lần kể từ đó.

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra tranh chấp quanh thềm lục địa và ra yêu sách đối với các nguồn khí đốt trong khu vực.

Athens nói rằng Ankara đang vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách thăm dò ở các vùng biển của Hy Lạp và đã thúc giục EU xem xét lại liên minh thuế quan của mình để trừng phạt “tư tưởng đế quốc” của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định việc hành thăm dò nằm trong quyền của họ ở khu vực Địa Trung Hải giàu năng lượng, nói rằng không phải tất cả các hòn đảo của Hy Lạp đều đủ lớn để tính khi phân định phạm vi chủ quyền của Hy Lạp.

Mối quan ngại vẫn cao về một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Cả hai đều đã thực hiện các cuộc diễn tập trong khu vực với các tàu khu trục nhỏ và máy bay chiến đấu.

Nhắn tới Mỹ

Trong bài phát biểu hôm thứ Bảy, Tổng thống Erdogan cũng cho biết Thổ Nhĩ Kỳ muốn “tích cực sử dụng mối quan hệ đồng minh lâu dài và chặt chẽ với Hoa Kỳ để có giải pháp cho các vấn đề toàn cầu và khu vực”.

Chính quyền của ông Erdogan có mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng hai bên đã có những căng thẳng về một số vấn đề.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 công nghệ cao của Nga đã khiến Washington tức giận, trong khi Ankara phản đối việc Mỹ từ chối dẫn độ một nhà lãnh đạo tôn giáo và doanh nhân Hồi giáo, Fethullah Gulen, người mà ông Erdogan đổ lỗi cho việc dàn dựng một cuộc đảo chính bất thành năm 2016.

Mỹ cũng đã tạm dừng cung cấp gói hợp đồng mua 100 máy bay chiến đấu thế hệ mới F35A có trị giá 1,4 tỷ USD.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Tướng tình báo Ukraine nói sẽ đàm phán hòa bình với Nga

Tướng tình báo Ukraine nói sẽ đàm phán hòa bình với Nga

(CLO) Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Năm, một quan chức tình báo cấp cao của Ukraine cho biết, đến một lúc nào đó Ukraine sẽ phải tham gia đàm phán với Nga để chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn hai năm giữa hai nước.

Thế giới 24h
Làn sóng sinh viên biểu tình ủng hộ Palestine lan sang các trường đại học Canada

Làn sóng sinh viên biểu tình ủng hộ Palestine lan sang các trường đại học Canada

(CLO) Ngày càng nhiều sinh viên đã dựng lên lều trại ủng hộ Palestine trên khắp các trường đại học lớn của Canada, yêu cầu họ thoái vốn khỏi các tổ chức có quan hệ với Israel, giống như làn sóng biểu tình mạnh mẽ đang diễn ra ở Mỹ.

Thế giới 24h
Cảnh sát mạnh tay trấn áp làn sóng biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ

Cảnh sát mạnh tay trấn áp làn sóng biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ

(CLO) Cảnh sát đã mạnh tay giải tán hàng loạt người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ vào thứ Năm (2/5), bao gồm cả việc dỡ bỏ một khu cắm trại tại trường Đại học California ở Los Angeles (UCLA), dẫn đến nhiều vụ xô xát và bạo lực.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

(CLO) Việc xây dựng lại nhà cửa bị phá hủy do cuộc chiến Israel - Hamas ở Dải Gaza có thể kéo dài sang thế kỷ tới, theo một báo cáo của Liên hợp quốc công bố vào thứ Năm (2/5).

Thế giới 24h
Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

(CLO) Nhân viên công chức nhà nước Venezuela sẽ được hưởng mức thưởng tới 130 USD/tháng, theo Tổng thống Nicolas Maduro công bố vào đúng Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Thế giới 24h