Tổng thống Nga Putin: Phương Tây trừng phạt Nga gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Thứ sáu, 13/05/2022 12:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiến dịch cô lập kinh tế Nga của phương Tây đã đẩy kinh tế thế giới vào “đầm lầy”, với giá lương thực và năng lượng tăng chóng mặt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (12/5) cảnh báo rằng phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới và làn sóng lạm phát thảm khốc bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề nhất đối với Nga trong lịch sử gần đây để đối phó với cuộc xung đột Ukraine.

tong thong nga putin phuong tay trung phat nga gay ra khung hoang kinh te toan cau hinh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu nằm ở giới tinh hoa của các nước phương Tây. Ảnh: Sputnik

Gián tiếp gây khủng hoảng kinh tế

Quyết định ngày 24/2 của ông Putin về một "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine đã thúc đẩy Mỹ và các đồng minh của họ áp dụng các biện pháp trừng phạt rộng rãi đối với Nga và giới tinh hoa Nga, mà người đứng đầu Điện Kremlin coi như một lời tuyên chiến kinh tế.

Theo ông Putin, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang thúc đẩy một cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới, có thể gây ra “sự đau đớn” cho Liên minh châu Âu và nạn đói ở một số quốc gia nghèo nhất thế giới.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng Nga sẵn sàng đối phó với áp lực.

"Nga tự tin đối phó với các vấn đề bên ngoài do kết quả của các chính sách kinh tế vĩ mô có thẩm quyền gần đây cũng như các sáng kiến hệ thống nhằm tăng cường chủ quyền kinh tế, kỹ thuật và an ninh nông nghiệp", ông nói.

Đầu tiên, Nga là nhà sản xuất dầu mỏ, khí đốt tự nhiên lớn và xung đột địa chính trị đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả hai loại mặt hàng này trong những tuần gần đây.

Tiếp nữa, Nga là nhà cung cấp lúa mì lớn nhất thế giới và cùng với Ukraine, chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Đối với một số quốc gia, sự phụ thuộc còn lớn hơn nhiều, chẳng hạn như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ nhập tới 70% lượng lúa mì từ Nga.

Không chỉ vậy, Nga còn là ông lớn xuất khẩu các mặt hàng kim loại thiết yếu như palladium, nhôm và niken. Trong những ngày đầu Nga đưa quân vào Ukraine, lo ngại nước này bị cô lập khỏi thị trường đã đẩy giá kim loại lên cao.

Nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập về kinh tế với Nga - một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới - đã đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một trạng thái vô định, với giá lương thực, năng lượng, và kim loại tăng chóng mặt.

"Nga sẽ chiến đấu đến cùng"

Theo một tài liệu của Bộ Kinh tế mà hãng tin Reuters đưa tin, nền kinh tế Nga sẽ suy giảm hơn 12% vào năm 2022, đây chính là mức thiệt hại lớn nhất về tổng sản phẩn quốc nội (GDP) kể từ những năm sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Tổng thống Nga Putin đã sử dụng sức mạnh của đồng rouble như một ví dụ về hoạt động mạnh mẽ của Nga dưới các lệnh trừng phạt, tuyên bố rằng đồng nội tệ này đã trở thành đồng tiền hoạt động tốt nhất trong năm nay.

Được biết, đồng rúp tăng mạnh lên 65 mỗi USD vào thứ Năm (12/5), mức được ghi nhận lần cuối vào đầu năm 2020, do các biện pháp kiểm soát vốn hiệu quả của Moscow để bảo vệ nền kinh tế sau khi Nga tung hàng chục nghìn quân vào Ukraine vào ngày 24/2.

Ông Putin cũng tuyên bố rằng Nga, một trong những nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, tất nhiên đang sản xuất một vụ mùa bội thu, có khả năng đạt kỷ lục trong năm nay.

Hôm thứ Năm (12/5), tổng thống Nga Putin thông báo với nội các của mình rằng ông muốn kiểm tra các bước cần thiết để tăng trưởng kinh tế bền vững và tăng thu nhập thực tế. Thế nhưng, lạm phát của Nga tất nhiên sẽ đạt mức cao nhất kể từ năm 1999.

Bộ trưởng Kinh tế Maxim Reshetnikov đồng ý với ông Putin rằng nền kinh tế có khả năng phục hồi, lưu ý rằng thị trường lao động ổn định và lạm phát đã bắt đầu giảm.

Theo ông, các vấn đề chính mà nền kinh tế Nga phải đối mặt là sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và sự sụt giảm đáng kể trong nhập khẩu các mặt hàng chủ chốt của nước này.

Lê Na (Theo Al Jazeera)

Bình Luận

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp