TP. HCM: Nguy cơ cao lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung

Thứ hai, 12/07/2021 14:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP. HCM phòng, chống dịch COVID-19 phát hiện một số khu cách ly tập trung tại TP. HCM không đảm bảo an toàn, nguy cơ cao lây nhiễm chéo; Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị nghiên cứu phương án cách ly F1 tại nhà.

Nguy cơ cao lây nhiễm chéo

Trao đổi với PV báo Nhà báo & Công luận, ông N.V.T, Tổng giám đốc một công ty chuyên sản xuất thực phẩm tại KCN Vĩnh Lộc (TP. HCM) chia sẻ, cách đây gần 1 tháng, có một công nhân của nhà máy đã không may bị nhiễm virus Sars-CoV-2 trong khi về nhà ở quận 7. Lập tức, cơ quan chức năng đưa toàn bộ gần 600 công nhân nhà máy xuống TP. Thủ Đức để cách ly tập trung. Đến nay, có gần 300/600 ca dương tính. Ngay hôm qua, có một công nhân tử vong vì tràn dịch phổi. 

Lực lượng chức năng kiểm soát trước một khu vực cách ly. Ảnh: Thái Sơn

Lực lượng chức năng kiểm soát trước một khu vực cách ly. Ảnh: Thái Sơn

Theo ông N.V.T, tại sao cơ quan chức năng lại đưa toàn bộ công nhân đi cách ly vào một chỗ, mà không phân chia ra theo từng khu. Bởi lẽ, các công nhân nhà máy không làm việc chung nhau một ca, có người làm ca ngày, có người làm ca đêm.

"Mấy trăm người, dồn một chỗ, sinh hoạt chung, vệ sinh chung... điều kiện sinh hoạt không được đảm bảo an toàn, nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao", ông N.V.T nói. 

Trường hợp các công nhân tại công ty ông N.V.T được đưa đi cách ly tập trung là một trong những trường hợp cụ thể mà bạn đọc phản ánh về những bất cập tại một số khu cách ly tập trung ở TP. HCM.

Về vấn đề này, cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2021, Tổ thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP. HCM phòng, chống dịch COVID-19 cũng đã nhiều lần kiểm tra ghi nhận và có những đề xuất với TP. HCM để khắc phục nguy cơ lây nhiễm chéo.

Nhân viên y tế dọn dẹp rác thải trong khi cách ly.

Nhân viên y tế dọn dẹp rác thải trong khi cách ly.

PGS.TS Nguyễn Văn Sơn, Phó Viện trưởng viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường, nhận xét, việc bố trí phân luồng từ cổng vào, vị trí chốt chặn của lực lượng bảo vệ, vị trí các buồng đệm cho nhân viên y tế chưa hợp lý.

Đặc biệt, trong các phòng cách ly bố trí các vị trí giường xếp chưa đảm bảo khoảng cách. Phòng vệ sinh sử dụng chung chưa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh. Có sự tiếp xúc giữa các công dân cách ly ở các phòng khác nhau khi sử dụng chung nhà tắm, nhà vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao.

Việc bố trí F0 ngay tại tầng trước khi chuyển viện không hợp lý, có nguy cơ lây nhiễm cao vì dùng chung nhà vệ sinh với người cách ly khác…

Vấn đề rác thải ở một số khu cách ly của người cách ly còn bừa bãi; thiếu phòng đệm cho nhân viên y tế, cán bộ phục vụ… 

Từ đề xuất phương án... 

Với những bất cập, Tổ thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP. HCM đã có kiến nghị TP. HCM khắc phục một số vấn đề như, cải tạo khu vệ sinh chung; phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với người phục vụ trong khu cách ly.

Các giường xếp trong phòng cách ly tại một khu cách ly tập trung không đảm bảo giãn cách. Ảnh: H.T

Các giường xếp trong phòng cách ly tại một khu cách ly tập trung không đảm bảo giãn cách. Ảnh: H.T

Cần trang bị nhiệt kế thủy ngân cho mỗi người được cách ly để họ tự thực hiện kiểm tra thân nhiệt định kỳ 2 lần/ngày và báo kết quả cho cán bộ y tế thông qua nhóm Zalo; cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế cho khu cách ly; bổ sung khẩu trang N95 cho người trực tiếp phục vụ đối tượng đang được cách ly. 

Bổ sung phòng đệm tại các tòa nhà; bố trí người được cách ly theo mức độ nguy cơ lây nhiễm ở cùng phòng/tầng/khu nhà để tránh lây nhiễm chéo; cơ cấu lại, chỉ sử dụng 80% công suất phòng cách ly F1 và bố trí đủ 20% số phòng để làm phòng cách ly cho đối tượng F0 và F1 nguy cơ cao.

Bố trí dung dịch sát khuẩn, các thùng chứa rác thải y tế lây nhiễm và ghế ngồi trong phòng đệm... tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khu vực cách ly tập trung đảm bảo đúng các quy định.

Đoàn Bộ y tế kiểm tra tại khu cách ly tập trung. Ảnh: HT

Đoàn Bộ y tế kiểm tra tại khu cách ly tập trung. Ảnh: HT

Đối với trẻ em dưới 15 tuổi cần cách ly theo đúng hướng dẫn tại công văn số 897/BYT-MT.

Đến phương án cách ly F1 tại nhà

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến với “Sở Chỉ huy chống dịch TP. HCM” vào sáng 11/7, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, hiện nay ngoài 11 khu cách ly tập trung, TP đang chuẩn bị đưa vào 5 khối nhà chung cư phục vụ tái định cư ở Thủ Thiêm để lập bệnh viện dã chiến 18.000 giường và 6.000 chỗ cách ly tập trung.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết, TP chấn chỉnh việc cung cấp suất ăn cho các khu cách ly, bệnh viện dã chiến. Công tác xử lý rác thải bảo đảm không ùn ứ, nhất là rác thải nguy hại. TP vừa có văn bản kiến nghị Bộ Y tế tháo gỡ khó khăn trong mua sắm 18 loại vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đặc biệt lưu ý việc ghi nhận số ca nhiễm lớn trong các khu cách ly tập trung, khu phong tỏa cần xem xét lại việc chống lây nhiễm chéo, bảo đảm giãn mật độ tối đa.

Bên cạnh đó, công suất các khu cách ly tập trung đã đạt khoảng 70%, vì vậy, Thành phố cần tính toán thêm phương án cách ly F1 tại nhà.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết ông nhận được nhiều ý kiến nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học cho rằng việc cách ly F1 tại nhà là một bước tiến, nhưng cần tiếp tục xem xét điều chỉnh tiêu chí, điều kiện quy định hiện nay.

Việc này Phó Thủ tướng đã giao và Bộ Y tế cần khẩn trương cùng với Thành phố bàn, căn cứ tình hình thực tiễn để có hướng dẫn mới phù hợp, tinh thần hiệu quả là trên hết.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe