(CLO) Nhân lực các Trạm Y tế lưu động tại TP. Hồ Chí Minh thường xuyên đến tận nhà dân để đo SpO2, hỗ trợ oxy, tiến hành các bước sàng lọc, liên hệ chuyển tuyến.
Không còn lo lắng, buồn bã quá vì nhiễm COVID-19, nhiều F0 đang theo dõi, điều trị tại nhà ở huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) được các Trạm Y tế lưu động tư vấn kỹ càng. Hễ sức khoẻ có biến chuyển gì, họ gọi Trạm Y tế lưu động là có người đến ngay.
Các Trạm Y tế lưu động ở TP. Hồ Chí Minh (phần lớn đặt tại các trường học) được trang bị đầy đủ bình oxy phục vụ tại chỗ, 2 bình oxy nhỏ để mang đến nhà người dân, dụng cụ thở oxy, thiết bị đo SpO2, dụng cụ cấp cứu cơ bản, túi thuốc cấp cứu lưu động, cơ số túi thuốc chăm sóc tại nhà cho người F0, cơ số thuốc để chăm sóc các bệnh lý phổ biến khác.
Nhằm phối hợp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh xây dựng các mô hình Trạm Y tế lưu động hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, ngày 25/8, Tổ công tác Bộ Y tế do PGS. Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) dẫn đầu đã trực tiếp đến nhiều Trạm Y tế lưu động ở Bình Chánh.
Ngay trong khuôn viên Trạm Y tế lưu động Bình Hưng, BS. Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế Bình Chánh thông tin với đoàn, huyện có 15 trạm y tế lưu động. Mỗi trạm tập trung nhân lực từ các nguồn như: Y bác sĩ tình nguyện, nhân viên y tế tại chỗ, các cán bộ hỗ trợ…
Đây là cánh tay nối dài cho các cơ sơ y tế để chăm sóc tốt nhất cho F0 đang điều trị tại nhà. Các Trạm Y tế lưu động thường xuyên đến tận nhà dân để đo SpO2, hỗ trợ oxy, tiến hành các bước sàng lọc, liên hệ chuyển tuyến.
Hiện Bình Chánh có gần 300 người nhiễm COVID-19 đang được các Trạm Y tế lưu động chăm sóc tận tình.
Khi mô hình Trạm Y tế lưu động phát triển mạnh, các khu dân cư đã tìm đến để được tư vấn, nắm kỹ hơn về COVID-19 cũng như xét nghiệm sàng lọc kịp thời, tránh tuyệt đối sự chủ quan với dịch bệnh.
Sáng ngày 25/8, sờ lên trán mình thấy có biểu hiện nóng hơn ngày bình thường, chị Nguyễn Thị Linh (xã Bình Hưng, Bình Chánh) lập tức lên Trạm Y tế lưu động xã để thăm khám.
Tiện thể một lần đi, chị Linh đưa luôn mẹ và con của mình đến để được tư vấn các biện pháp phòng, tránh một cách hiệu quả nhất. Chị Linh chia sẻ: Có Trạm Y tế lưu động thuận tiện để người dân tiếp cận dịchvụ y tế. Bất kể thông tin gì về COVID-19 cũng được được tư vấn, cung cấp đầy đủ.
Trạm Y tế lưu động còn kết hợp chặt chẽ với các tình nguyện viên từ các đội cấp cứu, ai bệnh nặng được hỗ trợ chăm sóc ngay. Người dân, nhất là tuổi cao và trẻ nhỏ đều vui mừng khi có các Trạm Y tế lưu động này.
Mô hình tốt trong đại dịch chống COVID-19
Theo thông tin từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, tại thành phố này sẽ triển khai khoảng 400 Trạm Y tế lưu động, trung bình mỗi trạm chăm sóc tốt 50 F0 tại nhà.
Nòng cốt các trạm y tế lưu động có đủ bác sĩ, y tá, cử nhân (hoặc điều dưỡng) và các lực lượng hỗ trợ. Cử nhân hộ sinh Lê Thị Kiều Ngân đang phụ trách Trạm Y tế lưu động xã Bình Hưng cho biết, địa phương đang là “điểm nóng” của Bình Chánh nên có lúc phải hoạt động xuyên đêm.
Các tình nguyên hỗ trợ kết nối với chúng tôi chặt chẽ và đến nhà dân chăm sóc từ chiều nay đến sáng mai mới về. Chúng tôi còn liên tục điện thoại hướng dẫn, nắm bắt sức khỏe các ca bệnh ở nhà.
Về vấn đề ăn uống, hỗ trợ dinh dưỡng cho đội ngũ y bác sĩ tại các Trạm Y tế lưu động thì có xã lo. Hiện riêng tại xã này có gần 50 F0 đang điều trị tại nhà đều được chăm sóc hàng ngày.
Tại Trạm Y tế lưu động số 7 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) từ sớm ngày 25/8, người dân đã hối hả đến để được tư vấn COVID-19 đồng thời test nhanh để nắm bắt sức khỏe của mình.
Điện thoại đường dây nóng của nhân viên y tế túc trực tại Trạm Y tế lưu động số 7 cũng liên tục đổ chuông, người dân gọi đến nhờ tư vấn từ xa hoặc thông báo tình hình diễn biến của sức khỏe. Tất cả các nút thắt, các thắc mắc đều được giải quyết thấu đáo.
Theo đại diện Tổ công tác của Bộ Y tế thì ngoài việc thông tin chi tiết về hoạt động, đường dây nóng của các Trạm Y tế lưu động trên các group, trên website của xã/phường, phát trên loa truyền thanh thì những điều cần biết thiết yếu cần được in ra giấy dán trước cửa nhà từng hộ dân để họ nắm bắt.
Như vậy khi có bất kỳ điều gì không ổn về sức khỏe là họ biết ngay cần đến đâu, làm gì, gặp ai.
Nhấn mạnh về các nhiệm vụ chính của Trạm Y tế lưu động, ông Nguyễn Hoàng Long chia sẻ: Trong bối cảnh số F0 ngày càng tăng thì các cơ sở điều trị sẽ bị áp lực, quá tải nên triển khai chăm sóc F0 tại nhà là cần thiết.
Chiến lược thành lập các Trạm Y tế lưu động phù hợp, hiệu quả. Nhiệm vụ của các trạm lưu động là quản lý, hỗ trợ, theo dõi, điều trị F0 tại nhà, sớm phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng để có biện pháp chuyển lên tuyến trên kịp thời, hạn chế tối đa tử vong.
Các trạm này cũng triển khai mạnh mẽ việc xét nghiệm COVID-19 tại cộng đồng, đặc biệt là test nhanh ở các “vùng đỏ”, “vùng cam” để sớm phát hiện F0 quản lý cho tốt.
Các trạm này cũng triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, đây cũng có thể xem là điểm tiêm chủng hiệu quả.
Cùng với đó phải truyền thông mạnh mẽ đến từng người dân về COVID-19, hướng dẫn cho họ cách phòng tránh và các thắc mắc khác của người dân.
Các trạm lưu động này cũng chịu trách nhiệm khám bệnh, sơ cấp cứu các bệnh thông thường khác để bảo đảm người dân trong vùng dịch vẫn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản kịp thời.
(CLO) Nhiều nạn nhân của các vụ tai nạn do sạt lở đất, lũ lụt đã được điều trị thông qua hội chẩn trực tuyến. Đây là phương pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước lũ chia cắt nhiều địa phương, đi lại rất khó khăn.
(CLO) Sở Y tế TP HCM cho biết, nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ từ 6 - 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi cần phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin sởi trong 3 tuần còn lại của tháng 9.
(CLO) Ngày 10/9, Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này tiếp tục ghi nhận thêm 1 ca tử vong ở huyện Minh Hóa, nâng số ca tử vong do sốt xuất huyết lên 2 ca kể từ đầu năm 2024 đến nay. Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 1.163 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.