TPBank đặt mục tiêu 5.800 tỷ đồng lợi nhuận năm 2021, "tự tin" dẫn đầu ngân hàng số

Thứ sáu, 23/04/2021 14:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021. Theo Ban lãnh đạo, với nền tảng ngân hàng số dẫn đầu nên ngân hàng TPBank đặt mục tiêu "thách thức" 5.800 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2021…

Ngân hàng TMCP Tiên Phong tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021.

Báo cáo kết quả kinh doanh 2020, ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc TPBank cho biết năm 2020, TPBank lãi trước thuế 4.388 tỷ đồng, tăng 13%. Tổng tài sản đến cuối năm trước ở mức 206.315 tỷ đồng, tăng 26%.

Tổng huy động đạt 184.911 tỷ đồng, dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế ở mức 132.347 tỷ đồng, tăng lần lượt 25% và 30,3% so với cuối năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,28% xuống 1,17%.

Về kế hoạch kinh doanh trong năm 2021, TPBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% nhưng mức tăng này còn phải xin Ngân hàng Nhà nước bởi tính tới cuối quý I/2021, hạn mức tín dụng TPBank được cấp cũng ở mức chung của toàn ngành, tuy vậy cũng là mức gần như cao nhất thị trường.

Với kế hoạch tăng vốn, CEO TPBank thông tin, hiện TPBank đang trình cổ đông phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu để tạo tiền đề tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. Bởi nếu Ngân hàng Nhà nước không đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng thì với lượng vốn hiện tại, TPBank cũng chỉ có thể tăng trưởng tín dụng tối đa khoảng 40%, nếu tăng cao hơn thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được một số chỉ tiêu quản lý rủi ro.

“TPBank đã đạt khoảng 7%, tức là đã sử dụng hết gần 2/3 hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu”, ông Hưng nhấn mạnh.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2021, TPBank sẽ kiểm soát chất lượng tín dụng, duy trì và giảm tỷ lệ nợ xấu. Nếu ngân hàng duy trì được chất lượng tín dụng tốt thì lợi nhuận không bị ảnh hưởng. Thu nhập ngoài lãi cần được tăng cao để giảm phụ thuộc vào thu nhập từ tín dụng. Bù lại thu nhập từ dịch vụ bằng cách thu hút khách hàng nhiều hơn, gia tăng tỷ lệ khách hàng sử dụng đa sản phẩm.

Cùng với đó là tiếp tục duy trì định hướng dẫn đầu về ngân hàng số và sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa. Ứng dụng công nghệ mới để quản trị ngân hàng tốt hơn, nâng cao năng suất lao động…

Giải thích về kế hoạch lợi nhuận năm 2021 tăng so với tài liệu đại hội đồng cổ đông trước đây với mức tăng chỉ 25% so với thực hiện 2020 mà cổ đông chất vấn tại đại hội, CEO TPBank cho biết, căn cứ tình hình quý I/2021 có nhiều thuận lợi và các dự báo tăng trưởng kinh tế cũng rất tích cực nên ban lãnh đạo đưa ra con số thách thức hơn.

Thực tế quý I/2021 TPBank đã đạt 1.422 tỷ đồng lợi nhuận. Tăng trưởng tính dụng 5%. Phần trái phiếu doanh nghiệp trong 2021 sẽ không tăng nhiều và thậm chí có xu hướng giảm bởi thời gian tới định hướng ngành nghề mà TPBank muốn tập trung vào ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên của Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung vào tín dụng tiêu dùng vay mua nhà, mua xe vì lĩnh vực cho vay này có tài sản đảm bảo nên “lành mạnh”.

Thông tin thêm về kết quả trong 3 tháng đầu năm 2021, CEO TPBank cho biết, tổng tài sản của TPBank tăng 22,38% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 216 nghìn tỷ đồng. Huy động trên thị trường 1 đạt hơn 144 nghìn tỷ đồng, tăng 36,06%. Tốc độ tăng trưởng nhanh về tổng tài sản và huy động đã củng cố thêm nền tảng vốn cho ngân hàng và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh mở rộng.

Tính đến 31/3/2021, dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt hơn 138 nghìn tỷ, tăng 24,36% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động đạt xấp xỉ 2.800 tỷ đồng, tăng 15,17% so với quý I/2020. Trong quý I/2021, ngân hàng ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.422 tỷ đồng, tăng 40,87% so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ thêm về thế mạnh ngân hàng số, ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch TPBank cho biết, sau hơn một thập kỷ từ ngân hàng bé nhất hệ thống nay đã nằm trong top 15 về tổng tài sản. Tuy nhiên với số lượng khách hàng hiện nay mới chỉ dừng ở mức 4 triệu khách hàng và đa số là khách hàng cá nhân nên thị phần TPBank so với toàn ngành còn khá thấp.

Nhưng nhờ vào định hướng ngân hàng số mà TPBank đã và đang chiếm lợi thế về chi phí khi không phải mở chi nhánh vì thủ tục mở chi nhánh cũng rất phức tạp và mất thời gian nên không thể trông chờ vào việc này để gia tăng khách hàng. 

"Việc mở rộng LiveBank là phù hợp với tình hình của ngân hàng", ông Phú khẳng định.

Do đó, trong năm 2021 ngân hàng tiếp tục muốn mở rộng mạng lưới LiveBank thêm ít nhất 40 điểm lên 370 điểm trên cả nước... Chủ tịch TPBank thông tin.

Khánh Linh

Tin khác

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

Ngành thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ các sàn thương mại điện tử

(CLO) Trong 2 năm cơ quan thuế đã thu 180.000 tỷ đồng từ hoạt động thương mại điện tử.

Tài chính - Bảo hiểm
FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm