TP.HCM: 5 năm chỉ di dời được gần 2.500 trong tổng số 20.000 căn nhà trên kênh rạch

Thứ tư, 03/08/2022 20:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Qua 5 năm thực hiện di dời nhà ven và trên kênh rạch giai đoạn 2016-2020, TP.HCM chỉ mới bồi thường và di dời 2.479 trong mục tiêu là 20.000 căn.

Khó thu hút nhà đầu tư vì quỹ đất hạn chế

UBND TP.HCM có báo cáo tham luận số 2608/UBND-ĐT ngày 29/7/2022 gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng, trong đó báo cáo kết quả chương trình di dời nhà tạm trên và ven kênh rạch trên địa bàn.

Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020, TP.HCM chỉ mới bồi thường và di dời được 2.479/20.000 căn nhà tạm trên và ven kênh rạch, đạt 12,4% so với chỉ tiêu đề ra, tập trung chủ yếu vào các dự án sử dụng vốn ngân sách. Tuy nhiên đa số cũng chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị đầu tư, chưa kêu gọi được dự án vốn ngoài ngân sách.

tphcm 5 nam chi di doi duoc gan 2500 trong tong so 20000 can nha tren kenh rach hinh 1

TP.HCM chỉ mới bồi thường di dời được gần 2.500 căn nhà ven và trên kênh rạch so với mục tiêu là 20.000 căn. Ảnh: Lê Giang.

Theo UBND TP.HCM, nguyên nhân do nguồn vốn ngân sách của TP dành cho chương trình chưa tương xứng với nhu cầu do phần lớn các tuyến kênh rạch nhỏ, không thực hiện mở rộng biên chỉnh trang nên không có giá trị thương mại, không thu hút được nhà đầu tư, phải thực hiện bằng ngân sách.

Nhóm kênh rạch này lại có tỷ lệ đến 62% cơ cấu nguồn vốn gồm 59 dự án với 14.855 căn nhà trên và ven kênh rạch, chiếm 26.919 tỷ đồng trong tổng số vốn 43.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cũng gặp không ít khó khăn vì ngân sách TP đang cùng lúc phải cân đối cho các chương trình đột phát khác như giảm ùn tắc giao thông, chống ngập úng và ô nhiễm môi trường có tính cấp bách.

Do đó, trong 59 dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch dùng ngân sách thì chỉ mới bố trí được vốn đầu tư công cho 32 dự án nhưng đa số là vốn chuẩn bị đầu tư để thực hiện khảo sát, đo vẽ, lập hồ sơ chứ chưa bố trí vốn thực hiện bồi thường, di dời, xây dựng công trình hạ tầng kĩ thuật.

Trình tự thực hiện thủ tục đối với dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách rất phức tạp, kéo dài gồm nhiều giai đoạn. Hiện nay, 42/59 dự án đang dừng lại ở các bước chuẩn bị đầu tư, 17/59 dự án được phê duyệt dự án bồi thường để triển khai công tác tiếp theo.

Khó khăn vướng mắc lớn nhất hiện nay, UBND TP.HCM cho rằng Nghị định 35/2021/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết và thi hành Luật Đầu tư theo phướng thức đối tác công tư PPP đã không còn quy định về hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT). Nhóm dự án công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị không thuộc lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP.

Do vậy, việc di dời nhà ven và trên kênh rạch sẽ không được thực hiện theo phương thức Hợp đồng BT như giai đoạn trước đây. Nhà đầu tư thực hiện dự án sẽ không được thanh toán bằng quỹ đất khác mà chỉ có thể khai thác đầu tư kinh doanh trên chính phần diện tích đất đã được bồi thường. Trong khi đó, quỹ đất khai thác tại chỗ rất hạn chế nên khó khăn để mời gọi nhà đầu tư.

Giải pháp nào để hồi sinh những dòng kênh rạch?

Để thu hút nhà đầu tư, TP.HCM cho rằng cần phân kỳ đầu tư đối với dự án quy mô lớn. Trong đó, giai đoạn 1 là phần hành lang kênh rạch bằng nguồn vốn đầu tư công với mục tiên trước mắt là giải tỏa phần nhà lấn chiếm để xây kè, nạo vét khơi thông dòng chảy, chống ngập, kết nối giao thông thủy, kinh doanh, mua bán… theo mô hình “trên bến, dưới thuyền”. Đến giai đoạn 2 sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện.

Xây dựng đề án tổ chức di dời ngay người dân sống trên và ven kênh rạch đến quỹ nhà tái định cư của nhà nước, không bồi thường bằng tiền để nhanh chóng tái định cư, ổn định cuộc sống người dân. Đối với nhà ven kênh rạch xây dựng trên đất sẽ được thực hiện theo các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện bồi thường, tái định cư.

tphcm 5 nam chi di doi duoc gan 2500 trong tong so 20000 can nha tren kenh rach hinh 2

Nhà cửa lấn chiếm rạch Xuyên Tâm. Sau hàng chục năm bị treo, tổng mức đầu tư dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm đã tăng đến 76 lần, từ 123 tỷ đồng lên 9.352 tỷ đồng. Ảnh: Lê Giang.

Xem xét điều chỉnh giảm phạm vi hành lang bảo vệ kênh rạch xuống mức tối thiểu với mức đủ rộng để xây dựng bờ kè chống sạt lở, dãy cây xanh cảnh quan, đường đi dạp, đường cho xe PCCC. Đồng thời tăng cường tối đa quỹ đất sau di dời bồi thường mới có thể thu hút nhà đầu tư quan tâm khi tham gia đấu thầu thực hiện dự các dự án di dời nhà ven và trên kênh rạch.

Giải pháp nữa là dành tối thiểu 20% quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ kênh rạch làm công trình dịch vụ, công viên chuyên đề hoặc cho phép chuyển đổi chức năng sử dụng đất thành chức năng thương mại, dịch vụ, phục vụ du lịch… nằm tạo nguồn thu để khai thác hiệu quả cảnh quan, môi trường dọc sông và tạo nguồn thu ngân sách.

Cuối cùng là thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị dọc 2 bờ kênh rạch để kêu gọi đầu tư theo hình thức nhà nước sẽ bồi thường giải phóng mặt bằng bằng vốn đầu tư công, nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư hạ tầng kĩ thuật và xây lắp.

TP.HCM cho biết, các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch để thực hiện chỉnh trang đô thị, giải quyết tiêu thoát nước chống ngập đã được UBND TP.HCM ban hành kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên do các dự án này có cơ cấu phần vốn chủ yếu là bồi thường trong khi TP.HCM đang hạn chế ưu tiên vốn cho các dự án không có mặt bằng sạch, các dự án vướng mắc công tác bồi thường, làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, khả năng cân đối ngân sách của TP.HCM giai đoạn 2021-2025 tương đối hạn chế so với tổng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng công ích trọng điểm.

Do vậy, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận giao bổ sung vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thêm. Điều này sẽ giúp TP.HCM tiếp tục triển khai các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch, thực hiện mục tiêu kép là vừa chỉnh trang - phát triển đô thị vừa chống ngập - xử lý nước thải của TP.HCM giai đoạn 2020 - 2030.

Lê Giang

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất đề xuất dừng đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Đồng thời, chuyển dự án này sang phương thức đầu tư công.

Bất động sản
Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

(CLO) Bộ Xây dựng cho biết, việc tổ chức đấu giá đất nền tại một số địa phương cũng được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới.

Bất động sản
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được 'phong độ'

Bất động sản đang hồi phục nhưng vẫn chưa lấy lại được "phong độ"

(CLO) Lãi suất thấp, pháp lý được tháo gỡ và nhiều yếu tố khác đã và đang giúp thị trường bất động sản hồi phục.

Bất động sản
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản