TP.HCM sẽ đẹp lung linh nhìn từ sông Sài Gòn…

Thứ năm, 08/02/2024 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sài Gòn - TP.HCM được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt về địa lý, thủy văn khi nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn tuy nhiên, đến nay, tiềm năng của sông Sài Gòn vẫn chưa được khai thác bao nhiêu.

Tuy nhiên, từ mùa xuân con rồng này, sẽ thấy có sự thay đổi, từ bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm, khi TP.HCM khởi động những bước đi ban đầu, với ý tưởng thiết kế cải tạo, chỉnh trang, sử dụng tạm không gian bờ đông sông Sài Gòn đoạn từ cầu Ba Son đến nóc hầm Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức). Sài Gòn - TP.HCM, khi đó sẽ đẹp lung linh…

Giấc mơ về tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn

Những thủ đô, TP lớn trên thế giới, nơi thường gắn với những con sông lớn, như London (Anh) với sông Thames, Paris (Pháp) với sông Seine, Bangkok (Thái Lan) với sông Chao Phraya… tất cả đều đã được quy hoạch, xây dựng, trở thành những địa danh du lịch xanh nổi tiếng, góp phần rất lớn về phát triển kinh tế cho các TP này.

Sài Gòn - TP.HCM được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt về địa lý, thủy văn khi nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn. Dù vậy, tới nay, sông Sài Gòn vẫn còn hoang dã, chưa khai thác hết tiềm năng dù có nhiều lợi thế hơn rất nhiều.

tphcm se dep lung linh nhin tu song sai gon hinh 1

Sông Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Văn Hổ

Tập đoàn Tuần Châu từ năm 2017 đã đề xuất với UBND TP.HCM về tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn dài khoảng 64km nối từ cầu Bến Súc (Củ Chi) dọc theo sông Sài Gòn đến điểm cuối là ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (Quận 1), đi qua các quận huyện Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Bình Thạnh. Lãnh đạo UBND TP.HCM lúc ấy đã chấp thuận chủ trương. Tập đoàn Tuần Châu đã tiến hành khảo sát, thuê đơn vị thiết kế dự án này.

Theo khảo sát này, tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn khi hoàn thành sẽ khai thác khoảng 15.000 ha đất còn hoang hóa tại Củ Chi, tạo điều kiện để TP.HCM tương lai sẽ giãn được khoảng hơn 1 triệu dân, kết nối giao thông thuận tiện với Bình Dương, Tây Ninh, Long An và khu vực lân cận.

Nếu hình thành tuyến đại lộ này có thể kết hợp chỉnh trang, khai thác quỹ đất hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn rộng đến 50m vào việc xây dựng các tiện ích phục vụ người dân như công viên, bến du thuyền, các hoạt động thể dục thể thao dưới nước, lối đi bộ, nhà hàng, trung tâm triển lãm, nhà hát, nhà văn hóa… Tất cả sẽ tạo nên một diện mạo mới cho TP.HCM, để lấy lại danh tiếng của “hòn ngọc Viễn Đông” mà Sài Gòn từng được ưu ái mang danh.

Rất tiếc, cuối cùng dự án này đã “tắt” từ năm 2020.

Khởi động lại dự án

Tháng 1/2022, TP.HCM phê duyệt đề án “Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM, giai đoạn 2020 - 2045”. Dù chậm nhưng đề án này là cơ sở pháp lý để hy vọng về một diện mạo mới của TP.HCM sau gần 50 năm giải phóng, thống nhất đất nước.

Sở Tài nguyên - Môi trường TP đang thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ sông suối, kênh rạch hồ công cộng 59 tuyến, với tổng chiều dài tuyến khoảng 553,2km, tổng chiều dài mép bờ cao khoảng 926,8km.

Từ năm 2025-2045, TP.HCM sẽ triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng xanh tích hợp với hoạt động du lịch và kinh tế, dịch vụ giải trí, đồng thời hoàn chỉnh pháp lý về quy hoạch tại khu vực dọc sông…

Lãnh đạo TP.HCM cũng đã mời các chuyên gia, nhà khoa học, kiến trúc sư giàu kinh nghiệm để tìm cách phát huy hết giá trị của sông Sài Gòn, đặc biệt chú ý tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn, không chỉ là không gian sinh hoạt công cộng phục vụ người dân mà còn là điểm nhấn đặc biệt của TP.

Ngày 18/4/2023, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GT-VT) TP.HCM Trần Quang Lâm đã dẫn đoàn chuyên gia, doanh nghiệp Pháp lên tàu của Saigon Waterbus tham quan, khảo sát sông Sài Gòn. Trong đoàn chuyên gia Pháp, có bà Helene Peskine - Tổng thư ký thường trực cơ quan liên bộ của Pháp Plan Urbanisme Construction Architecture (PUCA), cơ quan liên bộ lớn của Pháp chịu trách nhiệm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực xây dựng và nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực dự án bền vững đô thị, ngân hàng đầu tư công, hệ thống công nghệ về thương mại và hải quan của Pháp. Ngoài ra còn có lãnh đạo của 8 tập đoàn lớn trên các lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, môi trường, khí hậu, công nghệ, ngân hàng, quỹ đầu tư đến từ Pháp, Mỹ và Thụy Sĩ.

Đây là chuyến khảo sát mới nhất về tiềm năng của hạ lưu sông Sài Gòn, với hy vọng tận dụng kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài để quy hoạch sông Sài Gòn một cách hiện đại nhất.

Ngày 25/6/2023, nhân chuyến thăm Pháp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đoàn công tác cấp cao của TP đã khảo sát thực địa để học tập kinh nghiệm quy hoạch bờ sông Seine. Buổi khảo sát được PUCA trực tiếp hướng dẫn và trao đổi, với mục đích học tập kinh nghiệm quy hoạch bờ sông Seine và thu hút đầu tư phát triển kinh tế dịch vụ ven sông Sài Gòn.

Tất cả cho thấy, TP.HCM rất quyết tâm khai thác tiềm năng sông Sài Gòn về du lịch, giao thông và cảnh quan.  

Hoa hướng dương bên bờ sông Sài Gòn…

Trước mắt, để tạo cảnh quan cho đô thị Sài Gòn, mới đây UBND TP.Thủ Đức đã tổ chức trồng 15.000 cây hoa hướng dương cùng cây xanh, tiểu cảnh dọc theo bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm. TP. Thủ Đức cũng đã đề xuất cải tạo khu vực từ cầu Ông Cậy đến cầu Ba Son từ nguồn xã hội hóa. Nơi đây sẽ hình thành sân chơi mới cho người dân trong thời gian chờ dự án đầu tư xây dựng công viên dọc bờ sông và quảng trường trung tâm theo quy hoạch, xây dựng đại lộ ven sông Sài Gòn.

Quốc hội đã có Nghị quyết 98/2023/QH15 tạo điều kiện cho TP.HCM khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt được áp dụng thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông bằng nhiều hình thức, sẽ là chìa khóa để đầu tư tuyến đại lộ ước mơ dọc theo sông Sài Gòn. Trước mắt có thể là từng đoạn tuyến, như làm các tuyến từ Nhà Bè - Quận 1 - Thủ Đức (khoảng 80 km). Chỉ với đoạn tuyến này, nếu thành hiện thực, áp lực giao thông của TP sẽ được giải tỏa rất lớn, không gian sinh cảnh, văn hóa, kinh tế dịch vụ ven sông phát triển gần như ngay lập tức.

Một vấn đề khác là sông Sài Gòn hiện đang bị ô nhiễm rất nặng, đó là vấn đề rất lớn vì hiện nay nước thải ở TP.HCM vẫn chưa được xử lý 100%. Muốn có cảnh quang đẹp, xanh, nước sông Sài Gòn phải sạch. Đó là lý do TP.HCM đang triển khai xây dựng 11 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, để đạt tổng công suất 3,076 triệu m3/ngày vào năm 2030 theo quy hoạch.

TP.HCM cũng đang tăng tốc các dự án hạ tầng lớn như dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm (dự kiến khởi công tháng 8/2024); các dự án xây hạ tầng, cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, đường Vành đai 3 đã khởi công), cùng các dự án giao thông ở các cửa ngõ vào TP.HCM cũng đang được khởi động, TP.HCM trong tương lai gần sẽ có một diện mạo khác hẳn…

Thái Lan, đã có quy hoạch siêu dự án “Dòng Chao Phraya cho tất cả” với con sông dài 370km chảy qua Bangkok cùng cam kết bờ sông thuộc về tất cả người dân. Giờ đây dọc bờ sông Chao Phraya là những tiện ích cho du lịch, cảnh quan, kinh doanh đường phố… Bạn chỉ cần bỏ ra 2,5 baht (khoảng 15.000 đồng mỗi lượt) là có thể dễ dàng đi buýt sông trên làm nước trong xanh tại các bến thuyền để ngắm cảnh dọc hai bên bờ Chao Phraya và hơn thế nữa.

Vậy tại sao TP.HCM không làm được với sông Sài Gòn? Đặc biệt về quy hoạch hai bên bờ sông vẫn nằm trên giấy, là một lãng phí lớn. Nếu tận dụng triệt để lợi thế của sông Sài Gòn về mặt hạ tầng đường thủy cũng như đường bộ và nếu hai tuyến đường dọc bờ sông được đầu tư xây dựng như đại lộ, sẽ làm TP.HCM thay đổi diện mạo hoàn toàn cả về phát triển kinh tế, du lịch xanh, góp phần đánh thức tiềm năng kinh tế của cả khu vực hạ lưu sông Sài Gòn.

Mai Phúc

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết 10/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa dông dải rác, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết 10/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa dông dải rác, trưa chiều trời nắng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 10/5/2024, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhiều mây, đêm và sáng sớm mưa rào, dông rải rác, cục bộ có mưa to; trưa, chiều trời nắng.

Đời sống
Va chạm liên hoàn trên cao tốc, một người đàn ông tử vong

Va chạm liên hoàn trên cao tốc, một người đàn ông tử vong

(CLO) Một vụ va chạm liên hoàn đã xảy ra trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khiến 1 người tử vong.

Đời sống
Gia Lai: Nguyên Chủ tịch huyện bị kỷ luật cảnh cáo liên quan tới sai phạm về đất đai

Gia Lai: Nguyên Chủ tịch huyện bị kỷ luật cảnh cáo liên quan tới sai phạm về đất đai

(CLO) Ông Nguyễn Hồng Linh – nguyên Chủ tịch UBND huyện Chư Sê (Gia Lai) bị kỷ luật cảnh cáo vì vi phạm trong việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư tại Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê.

Đời sống
Năm 2024, tỉnh Ninh Bình hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo

(CLO) Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Đời sống
Bán xe máy giả, lãnh đạo Công ty LIFAN Việt Nam bị khởi tố hình sự

Bán xe máy giả, lãnh đạo Công ty LIFAN Việt Nam bị khởi tố hình sự

(CLO) Ngày 9/5, Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” xảy ra tại Công ty TNHH Liên doanh chế tạo xe máy LIFAN Việt Nam.

Đời sống