TP.HCM với khát vọng trở thành trung tâm tài chính của khu vực và thế giới

Thứ sáu, 18/10/2019 17:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay, ngày 18/10/2019, Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2019 - HEF 2019 đã diễn ra tại TP.HCM, thu hút hơn 800 đại biểu tham dự. Đây là lần thứ 2 TP.HCM tổ chức diễn đàn nhằm định hướng phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại diễn đàn

Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại diễn đàn

Tham dự diễn đàn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và 30 diễn giả là các chuyên gia tài chính hàng đầu, đại diện cho các Trung tâm, tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

HEF 2019 là diễn đàn trao đổi giữa lãnh đạo TP.HCM với các chuyên gia nghiên cứu và các tổ chức tài chính, đầu tư trong nước và quốc tế. Cũng như đánh giá thực trạng, triển vọng, cơ hội và thách thức của thành phố... Qua đó, TP.HCM kỳ vọng sẽ có thêm nguồn tư liệu quý để hoàn thiện đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Đây còn là nhân tố cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của hầu hết các đô thị trên thế giới, điển hình như TP. NewYork (Mỹ) dịch vụ tài chính chiếm tỷ trọng 46% trong tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế, TP.London (Anh) là 42% và TP.Thượng Hải (Trung Quốc) là 27%...

"Điều đó cho thấy, mô hình tăng trưởng của các đô thị phần lớn dựa vào thị trường tài chính và việc hình thành nên một Trung tâm tài chính quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, là quá trình bắt buộc phải trải qua khi trở thành thành phố toàn cầu" - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định.

Đối với TP.HCM, với khát vọng trở thành Trung tâm tài chính của khu vực và từng bước hội nhập toàn cầu, từ năm 1998, Sở Giao dịch chứng khoán đã được thành lập tại thành phố và đến năm 2001, thị trường tài chính được xác định là một trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố.

Tuy nhiên, ông Phong cũng nhận định, việc trở thành Trung tâm tài chính là một quá trình phức tạp, khó khăn do thành phố có điểm xuất phát thấp. Trong số 400 nghìn doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn, có hơn 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không những thế, tỷ lệ ngân sách thành phố được giữ lại giảm từ mức 26% giai đoạn 2007 - 2010 xuống còn 18% giai đoạn 2017 - 2020.

Cùng với đó, quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính còn chậm, quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ so với các đô thị trong khu vực, tỷ trọng vốn hóa của thị trường chứng khoán trên GRDP của thành phố còn thấp, mới đạt 52%, trong khi tại Singapore là 243%, tại Kula Lumpur (Malaysia) là 143%, tại Bangkok (Thái Lan) là 120% và tại Manila (Philippines) là 92%…

Vì vậy, theo ông Phong, những điều này làm cho tình trạng khan hiếm nguồn lực phát triển vốn đã khó khăn càng trở nên trầm trọng, khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, cơ sở hạ tầng quá tải và xuống cấp, môi trường sống trở nên ô nhiễm và thiếu an toàn. "Những yếu tố này cùng nhau làm giảm sức hấp dẫn của TP.HCM như một nơi sinh sống, giao dịch thương mại, kinh doanh và đầu tư. Do vậy, tác động tiêu cực đến triển vọng phát triển thành phố trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế" - ông Nguyễn Thành Phong nhận định.

Toàn cảnh hội nghị

Toàn cảnh hội nghị

Mặc dù vậy, người đứng đầu UBND TP.HCM khẳng định: "Những hạn chế đó không làm chùn bước mà càng thôi thúc thành phố mơ ước và khát vọng cao hơn, đó là khát vọng mãnh liệt để thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn".

Hơn nữa, theo ông Phong, khi thành phố tiến lên thì các đô thị khác khác cũng tiến lên trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. "Do vậy, với ý chí kiên cường, tinh thần năng động sáng tạo, thành phố tự xác định trách nhiệm của mình phải nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là phải đổi mới sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hơn để tích lũy tài lực, nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế và rút ngắn thời gian hình thành Trung tâm tài chính quốc tế" - ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

Ngoài 5 yếu tố cốt lõi của Trung tâm tài chính đã đề ra: Môi trường kinh doanh, nguồn vốn con người, cơ sở hạ tầng, mức độ phát triển của ngành tài chính và danh tiếng của địa phương. Thông qua Diễn đàn, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của các diễn giả nhằm giúp thành phố tìm ra con đường ngắn nhất để trở thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Chủ tịch UBND TP.HCM hy vọng, đề án phát triển TP.HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế sẽ được Chính phủ xem xét thành thành Đề án trọng điểm quốc gia. Đây cũng là điều kiện tiên quyết giúp thành phố thực hiện thành công đề án, cũng như tạo cơ sở quan trọng để thành phố chuyển từ mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu trong bối cảnh nguồn thu ngân sách thành phố còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lực đất đai.

Trong khuôn khổ diễn đàn HEF 2019, còn có 4 phiên thảo luận về “Hiện trạng, mục tiêu và lộ trình thực hiện”, "Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và hình thành một số Trung tâm tài chính quốc tế", "Hệ sinh thái cho sự phát triển bền vững của một Trung tâm tài chính quốc tế" và "Định hướng chính sách quốc gia và vai trò của chính quyền TP để xây dựng TP Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế". TP.HCM kỳ vọng sẽ tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá thực trạng, triển vọng, cơ hội và thách thức từ các chuyên gia trước tham vọng trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế của TP.HCM.

Thái Sơn

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm