TQ tẩy chay Malaysia Airlines, Vietnam Airlines có lo lắng trên đất Nhật?

Thứ sáu, 03/04/2015 12:50 PM - 0 Trả lời

TQ tẩy chay Malaysia Airlines, Vietnam Airlines có lo lắng trên đất Nhật?

(Congluan.vn) - Những ngày qua, thông tin nữ tiếp viên Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA) bị bắt do nghi ngờ vận chuyển hàng ăn cắp tại Nhật Bản đã và đang gây bất bình trong dư luận. Người thì cho rằng đó là nỗi “nhục quốc thể”, người thì lo lắng về việc người Nhật sẽ “tẩy chay” VNA, xa hơn là các nước sẽ “tẩy chay” người Việt...

Xem thêm:

Nỗi nhục mang tên "Quốc gia" !?

Tờ Sankei Shimbun và Yomiuri Shimbun của Nhật đồng loạt đăng tin cảnh sát nước này bắt giữ nữ tiếp viên 25 tuổi của VNA. Theo đó, người này bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng), trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai, tháng 9 năm ngoái.

Ngoài ra, Cơ quan cảnh sát Nhật còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines cũng có thể đã tham gia vào việc vận chuyển hàng ăn cắp. Trong số này, đã có 5 người bị thẩm vấn, bao gồm một phi công và 4 tiếp viên. Tất cả những nhân viên này hiện đều không có mặt ở Nhật Bản.

Cũng theo báo Nhật, nữ tiếp viên này được cho là có ý định buôn lậu quần áo ăn cắp theo đặt hàng của một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi sống ở Nhật. Cảnh sát Nhật cho rằng, nữ tiếp viên VNA đã phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định mình không biết số quần áo mình vận chuyển là hàng ăn cắp. Cũng theo nguồn tin này, kể từ tháng 6 năm ngoái, Bích Ngọc cũng được cho là đã đưa số hàng ăn cắp trị giá khoảng 3 triệu yen Nhật (tương đương 618 triệu đồng) cho nhiều nhân viên hàng không khác để nhận lại tiền hoa hồng công vận chuyển.

Trước đó, tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) ngày 27/2/2014 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mua lại mỹ phẩm từ một nhóm trộm cắp tại Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.

Sau vụ việc này, hình ảnh người Việt một lần nữa trở nên xấu xí hơn trong mắt người Nhật và người nước ngoài, gây ảnh hưởng tới rất nhiều người Việt đang sống, học tập và làm việc tại nước ngoài và trong nước.

Mới đây, một thông báo được cho là của công ty MKO thuộc Nghiệp đoàn Osaka Com gửi tới các Thực tập sinh và Kỹ sư người Việt lại khiến dân mạng “xót lòng”.

Báo Công luận 
"Ba điều dành riêng cho người Việt" tại Cty MKO Nhật Bản 

Tờ giấy thông báo được ghi bằng hai ngôn ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt. Trong nội dung được in bằng tiếng Việt ghi rõ: “Những ngày vừa qua, tin một tiếp viên hàng không Việt Nam bị bắt vì liên quan đến việc vận chuyển [hàng ăn cắp] đã được loan báo rộng rãi trên báo chí, truyền hình Nhật Bản. Qua sự kiện này, người Việt Nam sẽ bị đánh giá thấp vì đã làm mất danh dự. Các bạn đang làm việc tại Nhật không nhiều thì ít sẽ bị ảnh hưởng.

Do đó, các bạn cần chú ý những điều sau đây:

1.Khi đi mua sắm, chỉ mang ví tiền, không nên mang đồ đạc lỉnh kỉnh. 2.Không có hành động gây nghi ngờ. 3.Không có hành động tập trung ở các nơi mua sắm v.v…

Các bạn làm việc tốt trong công ty sẽ tạo được sự tin tưởng; do đó hãy tự hào về những hành động tốt của mình để tiếp tục làm việc".

Trước đó, một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng khuyến cáo bằng tiếng Nhật và tiếng Việt: “Cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt” (?)

Vụ việc đã khiến rất nhiều cư dân mạng, độc giả bày tỏ sự nhục nhã, xấu hổ, giận dữ với VNA vì khi bước lên máy bay lúc nào cũng nghe câu "Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam xin kính chào quý khách..." và logo hoa sen là “quốc hoa” của nước Việt, mỗi tiếp viên là đại diện vẻ đẹp, sự hiếu khách của Việt Nam. VNA để xảy ra quá nhiều tình trạng nhân viên ăn cắp, buôn lậu là làm nhục “quốc thể”.

Thậm chí, có người còn cho rằng nên bổ sung quy định tội danh “"làm nhục Quốc thể" dành cho các đối tượng gồm: người làm trong ngành đại diện cho hình ảnh của quốc gia, người được cử đi nước ngoài, người có tính đại diện cho đất nước tham quan giao lưu học tập,... với các hành động cố ý như: ăn cắp, buôn bán vận chuyện hành bất hợp pháp hoặc cá nhân có sai phạm riêng tư mà làm ảnh hưởng rộng lớn đến uy tín, hình ảnh của quốc gia...

Trước sự cố này, VNA phản ứng khá chậm chạp. Khi các cơ quan báo chí, các website đã “rần rần” thông tin nữ tiếp viên bị bắt, hãng này mới thông báo việc “đã chủ động liên hệ với cơ quan cảnh sát Tokyo đã làm rõ các thông tin”... Việc “quản lý sự cố”, giữ gìn hình ảnh, thể diện doanh nghiệp, thể diện quốc gia có vẻ đã bị VNA xem nhẹ !

Liệu VNA có bị tẩy chay?

Sự việc VNA làm “mất mặt” quốc gia làm mọi người có thể liên tưởng tới hậu quả của việc giải quyết sự cố chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia biến mất không dấu vết.

Xem thêm:

Chỉ vì cách xử lý thông tin “chậm, mập mờ” của hãng này, nhiều doanh nghiệp du lịch, đại lý vé máy bay Trung Quốc đã bắt đầu tẩy chay Malaysia Airlines trên các website đăng ký trực tuyến của mình (South China Morning Post mới đưa tin).

Các hãng lớn như eLong, LY.com, Qunar và Mango cho rằng người dân đã phản ứng mạnh mẽ với họ, đề nghị cấm bán vé của Malaysia Airlines.

LY.com cho biết sẽ hoàn tiền cho khách hàng muốn hủy vé của hãng hàng không Malaysia và sẽ tiếp tục với lệnh cấm cho đến khi các nhà điều hành chuyến bay "sắp xếp ra sự thật và cung cấp một lời giải thích thỏa đáng cho tất cả các nạn nhân và người Trung Quốc".Thông báo này đã được nhiều người dân Trung Quốc bày tỏ sự hài lòng, thậm chí khen ngợi.

Sự cố của Malaysia Airlines đã khiến đất nước này có nguy cơ mất đi hơn 1,7 triệu người Trung Quốc đến tham quan, du lịch hàng năm.

Việc tẩy chay Malaysia Airlines đã khiến các trang đặt tour du lịch trực tuyến của Trung Quốc nhận được sự ủng hộ của người dân. Câu hỏi đặt ra ở đây, nếu các DN Nhật Bản cũng nhân cơ hội này tẩy chay VNA, tẩy chay du lịch Việt Nam, nước ta sẽ mất đi gần 100.000 du khách Nhật, những người có thời gian lưu trú dài (từ 5 đến 7 ngày) và khả năng chi trả cao (khoảng 1.861 USD/ khách), cao hơn hẳn khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc. Thêm nữa, mục tiêu thu hút 1 triệu du khách Nhật/năm vào 2015 của ngành du lịch Việt sẽ đổ sông đổ bể.

Nguy cơ này hoàn toàn có thể diễn ra, bởi chính những người Việt cũng đang thể hiện sự “tẩy chay” chính hãng hàng không quốc gia nước mình – Vietnam Airlines trên các diễn đàn. Một trong những nguyên nhân chính là than phiền về cách phục vụ kém, đối xử phân biệt khách nước ngoài và khách trong nước, giá vé luôn cao ngất, khi có sự cố luôn giải quyết chậm...

Sự cố về nữ tiếp viên hàng không quốc gia Việt Nam ăn cắp tại Nhật đã được điều tra chậm chạp như thế nào làm nhiều người Việt ức chế và bức xúc hơn nữa khi mấy ngày gần đây gửi cho các bạn VN. Kiên nhẫn chờ đợi VNA xác định thông tin đến bao giờ? Và làm gì để ngăn chặn tái diễn?
  • Kiên Giang - Tuấn Hoàng 
 

Gieo khủng hoảng hình ảnh đất nước ra khắp thế giới:

Đây không phải là lần đầu tiên VNA “làm nhục” quốc gia. Thời gian gần đây, các nhân viên của DN này đã liên quan đến hàng loạt vụ bê bối, từ ăn cắp, buôn lậu, vận chuyển ma túy ở nhiều quốc gia.

1. Pháp: Tháng 9/2013, Công an TP Hà Nội tạm giữ Bùi Ngọc Tuấn, tiếp viên của VNA để điều tra về hành vi buôn lậu. Ngày 22/9/2013, khi chuyến bay mang số hiệu VN106 của Vietnam Airlines từ Paris đáp xuống sân bay Nội Bài, lực lượng an ninh sân bay phát hiện Bùi Ngọc Tuấn mang theo 50 chiếc điện thoại iPhone 5S trong hành lý mà không làm thủ tục khai báo. Lực lượng an ninh sân bay đã lập biên bản và bàn giao Bùi Ngọc Tuấn cùng toàn bộ tang vật cho Công an TP Hà Nội điều tra, xử lý.

2. Hàn Quốc: Ngày 22/11/2011, Hải quan sân bay Incheon - Seoul (Hàn Quốc) phát hiện 20 lượng vàng trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên VNA chuẩn bị xuất về Việt Nam. Các nhà chức trách đã lập biên bản, tạm giữ 3 nhân viên trên để điều tra làm rõ nguồn gốc và áp dụng mức phạt theo quy định của Hàn Quốc.

3. Singapore: Cuối năm 2008, phi công Đặng Xuân Hợp, cơ phó của Vietnam Airlines trên chuyến bay từ Hà Nội đi Tokyo đã bị Hải quan Nhật Bản tạm giữ để điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép...

4. Úc: Tháng 11/2008, phi công Lại Quốc Việt của VNA bị bắt vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Úc và bị cho thôi việc. Trong vụ việc này, phi công Trần Đình Đang bị kết án tù 4 năm rưỡi do vận chuyển trái phép 6,5 triệu đô Úc về Việt Nam.

 

Tin khác

Ninh Bình có 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Ninh Bình có 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

(CLO) Cục Công thương địa phương (Bộ Công Thương) vừa công bố quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024 đối với 126 sản phẩm tiêu biểu. Trong đó, tỉnh Ninh Bình có 7 sản phẩm được công nhận.

Thị trường - Doanh nghiệp
'Eras Tour' của Taylor Swift có thể mang lại cho kinh tế Anh tăng trưởng 1,2 tỷ USD

'Eras Tour' của Taylor Swift có thể mang lại cho kinh tế Anh tăng trưởng 1,2 tỷ USD

(CLO) Theo Barclays, chuyến lưu diễn Eras Tour của Taylor Swift dự kiến sẽ mang lại khoản tăng trưởng trị giá 997 triệu bảng Anh (1,2 tỷ USD) cho nền kinh tế Anh. Barclays dự đoán người hâm mộ sẽ chi trung bình 848 bảng Anh để được gặp nữ ca sĩ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quản lý khách hàng, nguồn hàng dễ dàng hơn nhờ ứng dụng Meey CRM

Quản lý khách hàng, nguồn hàng dễ dàng hơn nhờ ứng dụng Meey CRM

(CLO) Ngày 16/05/2024, Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Nirva – Land (Nirva – Land) trong việc cung cấp giải pháp công nghệ bất động sản Meey CRM.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ phú Mỹ muốn mua lại ứng dụng TikTok

Tỷ phú Mỹ muốn mua lại ứng dụng TikTok

(CLO) Tỷ phú bất động sản người Mỹ Frank McCourt tiết lộ rằng ông có kế hoạch xây dựng một tập đoàn để mua lại hoạt động kinh doanh của ứng dụng mạng xã hội TikTok tại Mỹ từ chủ sở hữu Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du khách Trung Quốc tới Nga tăng mạnh

Du khách Trung Quốc tới Nga tăng mạnh

(CLO) Theo Hiệp hội các nhà điều hành tour du lịch Nga (ATOR), Nga đã chứng kiến sự gia tăng du lịch nước ngoài trong quý đầu tiên của năm 2024, với gần 219.000 lượt khách được ghi nhận. Khách du lịch Trung Quốc chiếm gần một nửa con số này.

Thị trường - Doanh nghiệp