Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vai trò báo chí

Thứ năm, 30/11/2017 11:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gần đây, công luận đề cập nhiều đến khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, vậy nó là gì, tác động như thế nào đến sự phát triển đất nước và vai trò của báo chí? Sau đây là phỏng vấn nhà báo Lý Hà ở Thời báo Kinh tế Việt Nam, người vừa tham gia nhóm nghiên cứu chuyên đề của Tổ chức Oxfam Việt Nam.

Bà Lý Hà cho biết: Đây là khái niệm mới được du nhập vào Việt Nam hơn chục năm nay thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư nước ngoài vào nước ta. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viết tắt là CSR (Corporate Social Responsibility) có nhiều định nghĩa. Trong đó, định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của WB hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu nhất: “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Báo Công luận
Nhà báo Lý Hà  

 Xin bà  cho  biết các vấn đề chính của CSR là gì ?

CSR bao gồm 4 vấn đề. Một là trách nhiệm với thị trường, các nhà cung cấp và lợi ích người tiêu dùng (tức là có trách nhiệm về các mặt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, tiếp thị, tiêu thụ, cung ứng nguyên liệu, vật liệu). Hai là trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Ba là trách nhiệm với người lao động, với cổ đông (quan hệ tốt với người lao động, môi trường lao động, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên). Bốn là trách nhiệm chung với cộng đồng (an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện).

Vận dụng  vào việc xem xét cụ thể các doanh nghiệp thuỷ sản, trong bối cảnh bị EU rút “thẻ vàng” và nhiều doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường bị phạt nặng, bà có nhận xét gì về vấn đề này?

Thủy sản là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, đem lại nhiều ngoại tệ, với nhiều loại hình lao động và lực lượng lao động tham gia ước khoảng 5 triệu lao động nhưng việc thực hiện trách nhiệm xã hội lại chưa được quan tâm và còn bỏ ngỏ ở nhiều mảng, đặc biệt là mảng khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trước những tiềm năng và thách thức của ngành, có thể nhận định trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là yếu tố sống còn để tăng sức cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Nam.

Triển khai CSR không chỉ mang lại lợi ích cho ngành thủy sản mà còn vì mục tiêu lớn hơn là phát triển bền vững và hiểu rộng ra là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, đảm bảo sự công bằng giữa các thế  hệ trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Như thế, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt CSR thì sẽ có lợi ích cho chính doanh nghiệp đó?

Đúng thế. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng, nhờ thực hiện các chương trình CSR, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao.

Hiểu biết về CSR của doanh nghiệp nước ta, yếu nhất là gì thưa bà?

Phần đông các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu đúng về trách nhiệm xã hội mà mình cần tuân thủ. Từ đó, tất nhiên không biết phải làm gì để đáp ứng yêu cầu này (theo điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương). Thí dụ có doanh nghiệp đang hiểu nôm na CSR như đi làm từ thiện.

Trong sự yếu kém đó, bà đánh giá vai trò của báo chí thế nào?

Kể từ khi CSR du nhập vào Việt Nam đến nay báo chí cũng đã nói rất nhiều về CSR. Hầu hết các báo đều có những bài chuyên sâu về CSR của các chuyên gia, tất cả đang nặng về kiến thức lý thuyết. Rất ít bài với những kiến giải dễ hiểu cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức…

Cụ thể các nội dung liên quan đến CSR được báo chí phản ánh là những đóng góp của doanh nghiệp cho việc phát triển kinh tế thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, làm từ thiện. Những phản ánh, tố cáo doanh nghiệp vi phạm Luật bảo vệ môi trường, Luật lao động, Luật an toàn thực phẩm… coi đó là những hành động không thực hiện CSR.

Nhờ sự truyền thông của báo chí nên các doanh nghiệp trong nước, người tiêu dùng, các nhà quản lý, các tổ chức chính trị xã hội đã nghe biết đến CSR. Cụ thể trách nhiệm xã hội của các công ty đa quốc gia với các chương trình khuyến cáo ứng xử về văn hoá kinh doanh đem áp dụng vào Việt Nam đã được truyền rộng rãi. Ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt Nam” của công ty Honđa - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho các trẻ em của công ty Unilever; “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcomm và HP; “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh” và “Chương trình ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapitat, Samsung; “Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo” của Western Union;…

Báo Công luận
Tọa đàm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và góc nhìn báo chí do Oxfam Việt Nam tổ chức ở Cần Thơ mới đây 

 

Còn mặt chưa được của báo chí, thưa bà?

Chưa nắm bắt được nội dung khái niệm trách nhiệm xã hội nên hình dung ảnh hưởng của những cam kết có tác động thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam là rất khó khăn. Tuyên truyền còn làm cho nhiều doanh nghiệp chưa nhìn ra được cơ hội mà chỉ thấy thách thức.

Theo bà, báo chí cần truyền tải như thế nào về CSR trong thời gian tới?

Cần giúp hiểu đúng về CSR, không chỉ đơn giản là làm từ thiện mà thể hiện trực tiếp trong toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuyên truyền cho các doanh nghiệp thấy rõ nghĩa vụ và lợi ích của việc thực hiện CSR, việc tuyên truyền này cần được mở rộng đến cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, đặc biệt là với đội ngũ các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp.

Sáu Nghệ (thực hiện)

 

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo