Chuyện của các nhà báo đưa tin thời đại dịch Covid-19:

Trải nghiệm khó quên của các phóng viên ảnh

Thứ ba, 23/06/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những ngày đầu tháng 4, Tây Ban Nha bao trùm một bầu không khí ảm đạm bởi đại dịch đã tràn khắp mọi ngõ ngách. Các biện pháp giãn cách xã hội rồi phong tỏa lần lượt được đưa ra, nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.

Xã hội gần như dừng lại, nhưng đó là lúc lực lượng phóng viên trải mình trên khắp mặt trận để đưa những tin tức nóng hổi về đại dịch Covid-19.

Nhiều câu chuyện cảm động được ghi lại, phản ánh và truyền cảm hứng cho cuộc chiến chống lại loại virus nguy hiểm khiến hàng nghìn người chết và hàng trăm nghìn người khác nhiễm bệnh trên khắp Tây Ban Nha.

Vào thời khắc dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, một nhóm phóng viên ảnh ở xứ sở Bò tót bắt đầu tạo ra một nguồn cung cấp dữ liệu hình ảnh hợp tác, để ghi lại cuộc sống hằng ngày trong đại dịch. #Covidphotodiaries là một dự án Instagram ra mắt vào giữa tháng 3, đã thu hút được hàng ngàn người theo dõi.

Khoảnh khắc hiếm hoi của một nhân viên y tế.

Khoảnh khắc hiếm hoi của một nhân viên y tế.

Những bức ảnh và lời kể chi tiết trong mỗi chú thích nói về một câu chuyện cụ thể thời đại dịch. Chẳng hạn như cảnh bệnh viện, tình nguyện viên giao thức ăn, công nhân đẩy quan tài xuống hành lang nhà xác và mọi người nhảy múa trên mái nhà của họ ở Madrid để thoát khỏi sự buồn tẻ khi bị giam cầm…

PV Jose Colon chụp cảnh các nhân viên y tế tại BV Shinico tại Barcelona được người dân vỗ tay ủng hộ.

PV Jose Colon chụp cảnh các nhân viên y tế tại BV Shinico tại Barcelona được người dân vỗ tay ủng hộ.

Một vài trong số các nhiếp ảnh gia cũng phản ánh về những thách thức khi tác nghiệp trong những tình huống chưa từng có - tất cả xảy ra trong khi đối phó với nỗi sợ lây nhiễm cho những người thân yêu.

Phóng viên Judith Prat (46 tuổi, Altorricón, Tây Ban Nha)

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu và đặc biệt là khi lệnh phong tỏa được ban bố, tôi chắc chắn rằng chúng ta đang sống ở một giai đoạn sẽ để lại dấu ấn trong cuộc sống của mỗi cá nhân và xã hội.

Có rất nhiều vấn đề trong những ngày đầu tiên của lệnh phong tỏa và tôi thật khó để định vị mình trong vai trò mới của một công dân. Cách ly. Nghe thật lạ lẫm. Đột nhiên, bạn phải nghĩ về sự an toàn của mọi người và mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của những người xung quanh. Tôi đã không nhìn thấy mẹ kể từ khi tình trạng khẩn cấp được ban bố.

Virus Corona là thử thách thực sự với một phóng viên ảnh. Tôi luôn có cảm giác rằng mình có thể là mối đe dọa cho những người tôi muốn chụp ảnh. Nhưng rồi tôi sớm nhận ra mình phải làm những gì quen thuộc, thực hiện các biện pháp bảo vệ và ghi lại những gì đang xảy ra mà không khiến ai gặp rủi ro.

Phóng viên Javier Fergo (40 tuổi, Cadiz, Tây Ban Nha)

Khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu diễn ra ở Italia, tôi có cảm giác đang sống trong thời khắc lịch sử. Những ngày đầu tiên bị cô lập ở nhà thật khó khăn. Tôi bất lực trong cơn thèm thuồng được ra ngoài để ghi lại những gì đang xảy ra. Tôi dành cả ngày để nhìn đường phố từ cửa sổ. Sau đó, Chính phủ cho rằng báo chí là cần thiết cũng là khi tôi bắt đầu tác nghiệp ở nhiều nơi, từ thành phố đến nông thôn.

Khi tác nghiệp, tôi luôn cố gắng giữ an toàn nhất có thể, với quy định giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, găng tay và luôn có chất khử trùng tay. Về đến nhà, tôi nhanh chóng thay quần áo và tắm giặt. Tôi cũng không quên làm sạch thiết bị như máy ảnh và túi đựng.

Tôi sống ở Cadiz, miền nam Tây Ban Nha. Đây là nơi có nhiều bệnh viện và nghĩa trang, những điểm nhạy cảm của đại dịch. Cảnh tượng những ngày này ảm đạm đến tê tái. Đường xá vắng tanh, chỉ các trung tâm y tế và nghĩa trang là nhộn nhịp khi số ca tử vong ngày một nhiều, nhất là người cao tuổi.

Những ngày đầu đại dịch, tôi bám sát ở những bệnh viện. Tôi đã ghi lại được một số khoảnh khắc quý, nhưng tôi sẽ không sử dụng bởi nó thật ám ảnh, như cảnh hai cụ già chết ở một căn phòng trong viện dưỡng lão, trong khi nhiều người khác đang nhiễm virus Corona.

Nhóm của tôi sau đó thay đổi cách tác nghiệp, phản ánh sự lạc quan trong sự bi thảm của Covid-19. Những bức ảnh của sự sống và tình người làm chúng tôi hứng khởi hơn. Thật vui khi những gì chúng tôi ghi lại được cộng đồng chia sẻ, tạo nên sự tin tưởng vào ngày mai.

Phóng viên Anna Surinyach (35 tuổi, Barcelona, Tây Ban Nha)

Tôi từng tác nghiệp khi dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi vào năm 2014. Có rất nhiều đau khổ và mất mát ở đó. Mọi người bị buộc phải cách ly. Có những gia đình chết cả nhà. Nhiều trẻ em phải mồ côi bởi hàng trăm người không thể nói lời tạm biệt với những người thân yêu của họ.

Phóng viên Ann Surinyach mạo hiểm tác nghiệp tại phòng chăm sóc đặc biệt tại BV Trias i Pujol, tại Badalona.

Phóng viên Ann Surinyach mạo hiểm tác nghiệp tại phòng chăm sóc đặc biệt tại BV Trias i Pujol, tại Badalona.

Dù có kinh nghiệm tác nghiệp thời dịch bệnh, nhưng tôi chưa bao giờ tưởng tượng điều gì đó tương tự xảy ra ở đất nước mình. Theo thói quen của một kẻ thích săn lùng khoảnh khắc, tôi sẽ lao ra đường để ghi lại những gì xảy ra trong thời điểm nóng bỏng nhất, nhưng có một nỗi sợ hãi khủng khiếp bao vây, như ngăn cản tôi.

Có lúc, tôi không biết làm thế nào để ghi lại hình ảnh mà mọi người đang trải qua trong đời thực, bởi những gì chứng kiến thật khó tưởng tượng. Có viện dưỡng lão ở Barcelona mà tôi đến tác nghiệp, chỉ sau một tuần số người già giảm đi một nửa vì Covid-19.

Đại dịch đã chứng tỏ mọi người đều dễ nhiễm loại virus mới này và nó sẽ được ghi nhớ trong nhiều năm nữa nếu không phải là hàng thập kỷ.

Susana Giron (45 tuổi, Granada, Tây Ban Nha)

Lúc đầu, tôi cảm thấy sợ nếu phải ra đường chụp ảnh, vì điều đó có thể lây bệnh cho bố mẹ mình, những người tôi vẫn thường ghé thăm mỗi tuần. Vì thế, tôi đều thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ tối đa mỗi khi tác nghiệp.

Một lần không chắc mình đã đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc an toàn, tôi buộc phải cách ly với họ trong 2 tuần. Tôi nhìn thấy bố mẹ mỗi ngày, nhưng chúng tôi không thể trò chuyện. Đó thực sự là một trải nghiệm của bất lực.

Đại dịch này dạy chúng ta phải có suy-nghĩ-cộng-đồng mà không phải là cá nhân. Mỗi người phải xem xét hành động hậu quả của mình đối với người khác, dù chỉ là một điều sai quy tắc nho nhỏ.

Những ngày tác nghiệp ở vùng nông thôn miền nam vùng Andalusia, tôi có thể cảm thấy sự sợ hãi trước sự lây nhiễm virus Corona như thế nào. Những người dân hồn hậu và dễ mến trở nên sợ sệt trước người lạ.

Nhưng tôi cũng thấy một làn sóng đoàn kết ấn tượng. Mọi người muốn giúp đỡ và bằng mọi cách có thể. Tôi nghĩ rằng, cuộc khủng hoảng này đã để lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người.

Chấn Phong

Tin khác

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện).

Nghề báo
Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) là kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Báo chí thế giới cũng đã dành cho sự kiện này sự quan tâm đặc biệt.

Nghề báo
Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo
Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Báo Tuyên Quang phối hợp với tổ chức doanh nghiệp đến thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Nghề báo
Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

(CLO) Trong không khí nhớ về những ngày hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhà báo, phóng viên đã có mặt tại Điện Biên để gặp gỡ những nhân vật lịch sử, lắng nghe những câu chuyện ý nghĩa; thông tin kịp thời, nhanh chóng những sự kiện, chương trình đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Báo Nhà báo & Công luận ghi lại những chia sẻ của các đồng nghiệp đang tác nghiệp nơi đây.

Nghề báo